Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tăng huyết áp khẩn cấp là một trạng thái cấp tính, yêu cầu điều trị ngay lập tức để ngăn chặn tổn thương cho các cơ quan đích. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết bên dưới nhé.
Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến và là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh mạch, bao gồm cả mạch vành và mạch máu não. Tình trạng tăng huyết áp có thể được phân thành hai thể lâm sàng chính: Tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp. Trong số này, tăng huyết áp cấp cứu có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời và đúng cách.
Cơn tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu tăng nhanh chóng và nặng nề, được định nghĩa bởi chỉ số huyết áp tâm thu (HATT) > 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) > 120 mmHg. Cơn tăng huyết áp thường xuất hiện ở những người mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính.
Cơn tăng huyết áp có hai dạng chính là tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp.
Tăng huyết áp khẩn cấp là trạng thái mà áp lực máu tăng cao (HATT > 180 mmHg và/hoặc HATTr > 120 mmHg) mà không kèm theo tổn thương cơ quan đích. Tình trạng này có thể xuất hiện ở:
Người bệnh tăng huyết áp khẩn cấp có thể được điều trị ngoại trú và được kê đơn thuốc uống một cách tích cực tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ đúng liệu trình và kết hợp với chế độ ăn uống hoạt động thích hợp kể duy trì huyết áp ổn định.
Tăng huyết áp cấp cứu là trạng thái tăng huyết áp nghiêm trọng (HATT > 180 mmHg và/hoặc HATTr > 120 mmHg), thường kèm theo tổn thương mới hoặc tiến triển nhanh hơn ở một cơ quan nào đó. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức.
Các tổn thương cơ quan thường gặp khi có cơn tăng huyết áp cấp cứu bao gồm:
Đối với tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp, phương pháp phổ biến để xử lý là sử dụng thuốc uống và hạ huyết áp một cách từ từ trong khoảng thời gian từ 24 đến 48 giờ. Việc giảm áp lực máu một cách dần dần là quan trọng vì hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh lợi ích của việc hạ huyết áp nhanh chóng đối với những bệnh nhân không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích.
Ngược lại, nếu hạ huyết áp quá nhanh, đột ngột ở bệnh nhân đang gặp tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp, có thể gây giảm tưới máu và dẫn đến tổn thương cơ quan đích như thiếu máu não hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Trong thực tế lâm sàng, việc sử dụng thuốc Nifedipine dưới dạng nén nhỏ dưới lưỡi để giảm huyết áp trong trường hợp tăng huyết áp khẩn cấp không còn được khuyến khích nữa. Lý do là nó có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp nhanh chóng và nghiêm trọng, là nguyên nhân có thể gây ra các biến cố như thiếu máu não hoặc thiếu máu cục bộ ở cơ tim.
Những kiến thức cơ bản này rất quan trọng để nhận diện cơn tăng huyết áp khẩn cấp kịp thời và hiểu cách xử lý để giúp bệnh nhân tránh được các tình trạng nguy hiểm đe doạ tính mạng.
Có một số biện pháp cụ thể mà bạn có thể thực hiện để ổn định huyết áp và ngăn ngừa tăng huyết áp đột ngột, giúp bảo vệ sức khỏe của mình:
Những biện pháp này không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp, hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh lý này. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đây chỉ là thông tin tham khảo và không thay thế cho các quá trình chẩn đoán và điều trị chính xác từ các bác sĩ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.