Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhu động ruột rất quan trọng với quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Tình trạng tăng nhu động ruột không chỉ đơn giản là gây ra triệu chứng khó chịu mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị tăng nhu động ruột là gì?
Nhu động ruột giúp thức ăn được di chuyển đúng cách trong lòng ruột và được tiêu hóa một cách hiệu quả. Tình trạng tăng nhu động ruột là bệnh về đường tiêu hóa khá thường gặp và có thể gặp phải ở bất kỳ ai trong chúng ta. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tăng nhu động ruột sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình.
Nhu động ruột có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Để hiểu về tình trạng tăng nhu động của ruột, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu những thông tin cơ bản về ống tiêu hóa và nhu động ruột.
Trong hệ tiêu hóa của chúng ta có ống tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ như tuyến nước bọt, lưỡi, gan, tụy, túi mật… Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bao gồm nhiều giai đoạn.
Đầu tiên, thức ăn được đưa vào khoang miệng và được phân hủy thành các thành phần nhỏ hơn. Sau đó, thức ăn đi qua thực quản vào trong dạ dày. Quá trình tiêu hóa thức ăn tiếp tục được diễn ra và các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ qua niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là ở ruột non) vào máu. Các chất cặn bã sau đó được chuyển xuống ruột già và được đào thải ra ngoài cơ thể.
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của nhu động ruột. Nhu động ruột là chuyển động co bóp hình sóng, giúp di chuyển thức ăn đến các “trạm xử lý” trong đường tiêu hóa. Nhu động ruột là một phần không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi xảy ra rối loạn nhu động ruột, tăng nhu động ruột hoặc giảm nhu động ruột đều ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thức ăn của đường ruột.
Tần suất dao động bình thường của nhu động ruột khoảng 4 - 32 lần/phút. Khi tần suất này tăng lên nhiều hơn 32 lần mỗi phút kèm các âm thanh như sôi bụng có nghĩa là bạn đang bị tăng nhu động ruột. Nhu động ruột tăng thể hiện sự gia tăng hoạt động của đường ruột, thành ruột co bóp nhiều và nhanh hơn bình thường. Ngoài triệu chứng có những âm thanh sôi bụng dễ dàng nghe thấy bằng tai hoặc ống nghe, bệnh nhân còn có biểu hiện buồn nôn, nôn ói, xì hơi liên tục…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng tăng nhu động ruột. Đây thường là hậu quả của một vấn đề hay bệnh lý về đường tiêu hóa, cụ thể là:
Bệnh Crohn hay còn gọi là bệnh viêm ruột là tình trạng viêm nhiễm tại bất cứ vị trí nào của ống tiêu hóa. Ngoài làm tăng sự co bóp của thành ruột, bệnh còn gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng mức độ bình thường hoặc đau quặn bụng, đi ngoài lẫn máu trong phân, bệnh nhân bị sốt nhẹ, nôn hoặc buồn nôn...
Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy dài ngày, táo bón hoặc gặp cả tiêu chảy lẫn táo bón thất thường. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này có thể là nhiễm trùng đường ruột, mất cân bằng vi sinh đường ruột, rối loạn tâm thần...
Viêm dạ dày xảy ra khi dạ dày vị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm. Khi đó, ống tiêu hóa bị kích thích, sưng, viêm làm tăng hoạt động của thành ruột. Khi bị viêm dạ dày, ngoài rối loạn nhu động ruột, người bệnh còn bị đau bụng nhiều, buồn nôn, tiêu chảy liên tục dẫn đến mất nước, người sốt nhẹ.
Xuất huyết xảy ra ở dạ dày hay đại tràng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng nhu động ruột. Xuất huyết ở đường tiêu hóa ban đầu khó phát hiện và thường chỉ được biết khi người bệnh đại tiện có máu, nôn ra máu và cần cấp cứu kịp thời.
Khi cơ thể mẫn cảm với một loại thực phẩm nào đó, đường ruột sẽ phản ứng đầu tiên và xuất hiện triệu chứng tăng nhu động đường ruột. Mẫn cảm với thực phẩm có thể là dị ứng thực phẩm, cũng có thể là không dung nạp thực phẩm.
Không dung nạp thực phẩm hay một chất nào đó trong thực phẩm xảy ra khi cơ thể không tạo ra/không tạo ra đủ một chất hóa học đặc hiệu hay enzym nào đó để tiêu hóa một loại thực phẩm/một thành phần có trong thực phẩm nào đó. Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với một số chất trong thực phẩm hoặc một số thực phẩm nào đó.
Ngoài những nguyên nhân trên, nhu động ruột tăng có thể do người bệnh bị tắc ruột cơ học. Nguyên nhân gây tắc ruột cơ học có thể do mô sẹo sau phẫu thuật, u phân hoặc khối u. Ngoài tăng nhu động của ruột, người bệnh còn bị táo bón, đau quặn thắt bụng, không thể trung tiện. Rối loạn nhu động ruột cũng thường xảy ra ở người bị viêm loét đại tràng.
Biện pháp điều trị tăng nhu động ruột phụ thuộc vào từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Để giảm cảm giác khó chịu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp tạm thời như:
Trạng tăng nhu động ruột kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu có các triệu chứng nôn nhiều, đại tiện ra máu, tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe đường ruột bằng cách ăn chín uống sôi, không dùng thực phẩm hay đồ uống gây hại cho đường tiêu hóa.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.