Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phụ nữ mang thai gặp phải, đặc biệt là trong tuần đầu của thai kỳ. Tình trạng này có thể gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bà bầu.
Tuy nhiên, có những biện pháp đơn giản mà mẹ bầu có thể áp dụng để giảm tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Táo bón là một trong những triệu chứng xuất hiện ở những tuần đầu của thai kỳ, nguyên nhân có thể đến từ một số yếu tố như sau:
Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai có thể làm cho hoạt động ruột trở nên kém hiệu quả hơn, gây chậm trễ trong quá trình di chuyển thức ăn qua ruột. Hiện tượng này được gọi là giảm nhu động dạ dày và là nguyên nhân chính gây táo bón trong tuần đầu mang bầu.
Bổ sung sắt và canxi: Có thể gây táo bón ở một số trường hợp. Một số loại thuốc được dùng để điều trị ốm nghén, chứng ợ nóng hoặc đau nhức cũng có thể gây táo bón. Việc sử dụng thuốc hoặc chất bổ sung này khi mang thai nên được thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc công thức thuốc.
Thói quen sinh hoạt: Chế độ ăn uống, lượng nước uống hàng ngày và tần suất tập thể dục đều có thể dẫn đến tình trạng táo bón khi mang bầu. Việc thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn, không uống đủ nước hoặc không tập thể dục đều có thể làm hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả.
Các yếu tố khác: Sự phát triển của thai nhi khiến tử cung của mẹ bầu trở nên nặng hơn. Trọng lượng này có thể tạo áp lực lên ruột của mẹ bầu, làm chất thải khó di chuyển ra khỏi cơ thể và gây táo bón.
Triệu chứng táo bón ở mẹ bầu trong tuần đầu mang thai thường tương tự như ở những người khác. Dưới đây là một số dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý để có thể xử lý kịp thời:
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng đi tiêu. Đậu và hoa quả sấy khô cũng là lựa chọn tốt để bổ sung chất xơ. Nếu mẹ bầu muốn có một món ăn mềm mại và dễ nuốt thì hãy thử mua một ít rau câu làm từ rong biển, chúng chứa nhiều chất xơ hòa tan.
Cơ thể của mẹ bầu cần thời gian để thích nghi với việc ăn nhiều hơn bao gồm cả việc ăn thêm chất xơ. Khi mẹ bầu thay đổi chế độ ăn đột ngột và tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ có thể gây ra cảm giác đầy hơi.
Nếu trước đây mẹ bầu không ăn nhiều rau, ban đầu chỉ cần thêm vài miếng súp lơ hoặc một chén gạo lứt là đủ. Mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn một cách nhẹ nhàng, dần dần tăng lượng chất xơ trong thức ăn để cơ thể có thời gian thích nghi một cách dễ dàng.
Khi tiếp nhận quá nhiều thực phẩm cùng một lúc, hệ tiêu hóa dễ bị tắc nghẽn. Thay vì ăn một bữa ăn đầy đủ, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần thực phẩm thành 6 bữa nhỏ trong ngày.
Sữa chua chứa vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và có thể tăng cường khả năng tiêu hóa của mẹ bầu.
Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể luôn mang lại lợi ích cho quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Hằng ngày, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất từ 2-2,5 lít nước cho cơ thể.
Táo bón không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mang bầu. Tuy nhiên, khi tình trạng này xuất hiện trong tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng vì nó có thể gây ra những vấn đề rủi ro nếu không được can thiệp kịp thời.
Khi mắc táo bón, mẹ bầu thường phải rặn để cố gắng đi tiêu. Hành động này có thể gây co bóp mạnh trong tử cung và đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của thai nhi. Vì trong tuần đầu của thai kỳ, thai nhi vẫn chưa được gắn kết vững chắc vào thành tử cung. Do đó, mẹ bầu dễ gặp nguy cơ sảy thai nếu bị táo bón trong giai đoạn này.
Ngoài ra, các triệu chứng do táo bón gây ra có thể làm mẹ bầu trở nên căng thẳng, mệt mỏi và mất năng lượng. Hơn nữa, khi phân không được đào thải, các chất độc có thể bị hấp thụ lại vào cơ thể. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Vì vậy, trong trường hợp táo bón xuất hiện ở tuần đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý và tìm giải pháp để cải thiện tình trạng này, thảo luận với bác sĩ để nhận được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Massage vùng bụng cũng có thể giảm các triệu chứng căng cứng và khó chịu trong vùng bụng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên thực hiện massage với lực tay nhẹ nhàng để tránh các vấn đề rủi ro.
Vận động hợp lý khi mang thai cũng là một phương pháp tốt để cải thiện triệu chứng táo bón. Thực hiện các bài tập và rèn luyện thân thể đúng cách sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Việc tập luyện cũng giúp mẹ bầu giảm căng thẳng mà táo bón gây ra. Các hoạt động như đi bộ hoặc yoga thích hợp cho mẹ bầu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cần tập luyện theo thời gian và cường độ phù hợp để đảm bảo an toàn cho thai nhi, đặc biệt là trong tuần đầu tiên của thai kỳ.
Ngoài những phương pháp đã đề cập, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc làm mềm phân cho mẹ bầu. Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường không được khuyến cáo trong quá trình mang thai, đặc biệt là giai đoạn đầu của thai kỳ. Mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc khi bác sĩ đã xem xét cẩn thận giữa lợi ích và rủi ro. Hãy đảm bảo tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Hy vọng các thông tin trong bài viết có thể giúp các mẹ bầu có kiến thức để khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu. Tuy nhiên, táo bón trong tuần đầu của thai kỳ là một vấn đề mà mẹ bầu không thể chủ quan. Do đó, hãy tham khảo ý kiến trực tiếp từ bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng táo bón.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.