Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tay bị đau nhức trong xương là bệnh gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ngày 30/09/2023
Kích thước chữ

Tay bị đau nức trong xương có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức tay, lan rộng ra cả cổ, vai và lưng. Vậy nên cần nhận biết và xác định hướng điều trị phù hợp để giúp người bệnh cải thiện sớm tình trạng này.

Tay bị đau nhức trong xương có thể gây khó chịu và có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Dấu hiệu phổ biến nhất là cảm giác đau nhức tay, cổ, vai và lưng. Ngoài các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh khác.

Nhiều người thắc mắc rằng tay bị đau nhức trong xương là bệnh gì và có nguy hiểm không? Vì cảm giác đau nhức không chỉ xuất hiện ở xương tay mà còn lan rộng ra các bộ phận khác. Điều này gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân là gì và hướng điều trị như thế nào qua bài viết sau nhé!

Tay bị đau nhức trong xương là hiện tượng gì?

Tay bị đau nhức trong xương là hiện tượng thường gặp ở các ống cổ tay, vai gáy hoặc cổ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Đối tượng thường xuyên mắc phải vấn đề này là những người làm công việc lao động nặng, ít vận động, ngồi máy tính nhiều và những người mắc bệnh xương khớp.

Tay bị đau nhức trong xương là bệnh gì? 1
Tay bị đau nhức trong xương thường xuất hiện tại cổ tay, vai gáy, cổ.

Những cơn đau thường sẽ xuất hiện vào cuối ngày hoặc sáng sớm mới thức dậy. Điều này gây đau nhức và mệt mỏi cho mỗi người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ dễ bị mất ngủ mãn tính, chán ăn, suy nhược cơ thể và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguyên nhân tay bị đau nhức trong xương

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tay bị đau nhức trong xương, thông thường là do tổn thương xương hoặc các dây thần kinh xung quanh. Trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch suy yếu cũng có thể là nguyên nhân.

  • Nguyên nhân từ tim mạch: Một vài dấu hiệu đi kèm khi tay bị đau nhức trong xương do tim mạch là tức ngực, khó thở, chóng mặt,... Nguyên nhân chính là do lượng máu và oxy cung cấp đến cơ vai và cánh tay bị suy giảm gây nên triệu chứng đau nhức.
  • Dây thần kinh bị chèn ép: Các dây thần kinh xung quanh xương, cơ và gân của tay bị chèn ép gây nên cảm giác đau nhức trong xương, tê bì và ngứa ran khắp cánh tay.
  • Nguyên nhân do chấn thương: Di chứng của việc gãy xương đòn phổ biến ở trẻ em, bong gân ở cánh tay, căng cơ quá mức hoặc các chấn thương do va đập,... được xem là nguyên nhân phổ nhất gây nên tình trạng đau nhức trong xương.
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Trong một vài trường hợp rối loạn miễn dịch như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,... hệ miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn và tiến hành tấn công các phần mô của cơ thể gây ra đau nhức ở cổ tay, cánh tay, khuỷu tay,...
  • Một số nguyên nhân khác: Một vài nguyên nhân khác gây ra hiện tượng tay bị đau nhức trong xương có thể kể đến là viêm bao hoạt dịch khớp, viêm gân, đau cơ xơ hóa,...
Tay bị đau nhức trong xương là bệnh gì? 3
Tay bị đau nhức trong xương do dây thần kinh bị chèn ép

Các biện pháp điều trị tại nhà và thời điểm thăm khám bác sĩ kịp thời

Tay bị đau nhức trong xương có thể tự điều trị và phòng tránh tại nhà. Tuy nhiên trong một vài trường hợp xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng như cảm giác đau nhức lan ra vùng lưng, biến dạng cánh tay,... người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Điều trị tình trạng tay bị đau nhức trong xương tại nhà

Hầu hết các trường hợp đau nhức trong xương cánh tay có thể được giảm nhẹ hoặc dứt điểm nhờ vào việc điều trị, chăm sóc tại nhà đúng cách và hiệu quả. Dù tình trạng nặng hay nhẹ, có nên đến cơ sở y tế hay không, bệnh nhân cũng cần kết hợp điều trị tại nhà:

  • Khi vết thương xuất hiện dấu hiệu sưng, đau nhức, người bệnh có thể chườm lạnh để giảm đau.
  • Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bị gãy xương như đau nhức âm ỉ, đau nhói khi vận động mạnh, hãy chườm đá và dùng đai cố định vết thương cho đến khi gặp bác sĩ.
  • Ngừng vận động với cường độ quá cao, hoạt động mạnh và nghỉ ngơi là cách đơn giản nhưng hiệu quả để giảm đau trong mọi trường hợp;
  • Dùng nẹp giữ cố định tay bị thương, tiến hành giảm sưng và hạn chế vận động sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Nếu có thể, hãy nâng cánh tay lên cao hơn tim để giảm sưng. 
Tay bị đau nhức trong xương là bệnh gì? 4
Dùng đai nẹp cố định tay bị thương cho đến khi gặp bác sĩ

Dấu hiệu bệnh nhân nên đi khám bác sĩ là gì?

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng sau, người bệnh nên tiến hành đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách:

  • Khi hơi dùng lực thì có cảm giác đau nhức ở cánh tay, vai và thậm chí cả lưng, tuy nhiên tình trạng này sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau thắt ngực dễ dẫn đến nhiều biến chứng về tim mạch sau này.
  • Cánh tay bị chấn thương bất ngờ và đột ngột, xuất hiện tiếng gãy xương.
  • Cánh tay có cảm giác đau nhức, sưng tấy dữ dội và gặp khó khăn khi di chuyển cánh tay. 
Tay bị đau nhức trong xương là bệnh gì? 5
Tay có thể bị chấn thương bất ngờ và bị gãy xương

Người bệnh cần được cấp cứu ngay khi:

  • Xuất hiện cơn đau thắt ngực đột ngột và cảm giác tức ngực dữ dội.
  • Xương cánh tay bị biến dạng hoặc lồi ra dù có hoặc không có dấu hiệu chảy máu nào khác.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn biết được những nguyên nhân phổ biến khiến tay bị đau nhức trong xương và cách điều trị hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cảm giác đau có thể thuyên giảm và tự biến mất. 

Xem thêm:

Đau xương khớp: Vấn đề thường gặp cần hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị

Ngủ dậy bị đau khớp tay, nguyên nhân và cách khắc phục

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin