Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quá trình bảo quản đông lạnh có thể giúp lưu trữ tế bào gốc trong thời gian dài mà vẫn giữ nguyên tính toàn vẹn. Vậy tế bào gốc lưu trữ được bao lâu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn nhé!
Lưu trữ tế bào gốc đang trở thành một trong những giải pháp y học tiên tiến mang đến nhiều triển vọng trong việc điều trị và tái tạo các mô, cơ quan bị tổn thương trong tương lai. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, quá trình bảo quản tế bào gốc đã được kéo dài hơn mà vẫn đảm bảo tính toàn vẹn. Vậy tế bào gốc lưu trữ được bao lâu? Lưu trữ tế bào gốc để làm gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
Trước khi trả lời câu hỏi tế bào gốc lưu trữ được bao lâu, hãy cùng tìm hiểu về tiềm năng ứng dụng của chúng. Trong cơ thể, các tế bào trưởng thành đều đảm nhận nhiệm vụ chuyên biệt. Tuy nhiên, tế bào gốc lại khá đặc biệt vì chúng chưa được biệt hóa, đồng nghĩa với việc chúng chưa mang chức năng cụ thể nào. Khi quá trình biệt hóa diễn ra, tế bào gốc sẽ phát triển thành những tế bào chuyên biệt, đảm nhận những chức năng riêng. Chính nhờ đặc điểm này, tế bào gốc được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, y sinh học và sản xuất dược phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực y học tái tạo và trị liệu tế bào.
Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của tế bào gốc là giúp tái tạo mô và tế bào. Công nghệ này hiện được áp dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị mất da hoặc bị bỏng nặng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành ghép tế bào gốc trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để thúc đẩy quá trình tái tạo. Ngoài ra, tái tạo mô sụn trong các trường hợp viêm hoặc thoái hóa khớp cũng đã được thử nghiệm và ghi nhận một số thành công nhất định.
Tế bào gốc còn được ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch. Mục tiêu chính của liệu pháp này là tái tạo cơ tim, khôi phục cấu trúc và chức năng của tim. Ngoài ra, tế bào gốc còn được ứng dụng để sửa chữa các tế bào tim bị tổn thương. Nhờ vậy, chức năng tim được cải thiện, các triệu chứng suy tim giảm thiểu đáng kể.
Trong lĩnh vực y học tái tạo, tế bào gốc cũng mang đến hy vọng cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Việc cấy ghép các tế bào tuyến tụy mới từ tế bào gốc giúp thay thế các tế bào sản xuất insulin bị hủy hoại, hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Tế bào gốc cũng được sử dụng rộng rãi trong điều trị các rối loạn hệ tạo máu như ung thư bạch cầu, bệnh tự miễn, thiếu máu hồng cầu hình liềm và suy giảm miễn dịch. Tế bào gốc có thể được thu thập từ máu dây rốn, tủy xương hoặc máu ngoại vi. Chúng có khả năng tạo ra các loại tế bào máu khác nhau như:
Các phương pháp cấy ghép tế bào gốc từ máu dây rốn, máu ngoại vi hoặc tủy xương được áp dụng cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến hệ tạo máu, từ các bệnh lý ác tính đến không ác tính. Những tiến bộ này đã mở ra cơ hội sống mới cho nhiều người mắc các bệnh huyết học nghiêm trọng.
Theo lý thuyết, tế bào gốc có khả năng duy trì sự sống và phát triển vô hạn khi được bảo quản trong môi trường nitơ lỏng ở nhiệt độ -196oC. Khi tế bào được đông lạnh và giữ ở nhiệt độ này, mọi hoạt động sinh học bên trong sẽ hoàn toàn ngừng lại. Nhờ vậy, tế bào gốc có thể được lưu trữ trong thời gian dài mà vẫn giữ nguyên tính toàn vẹn và chất lượng ban đầu.
Tuy nhiên, việc xác định chính xác thời hạn lưu trữ tối đa của tế bào gốc đông lạnh vẫn còn nhiều thách thức. Hiện nay, các trung tâm lưu trữ tế bào gốc và ngân hàng mô thường đặt giới hạn tối đa trong khoảng 20 đến 25 năm để đảm bảo chất lượng và độ an toàn khi sử dụng. Trong khoảng thời gian này, tế bào gốc được bảo quản tốt, không bị thoái hóa và duy trì tỷ lệ sống sót từ 70% đến 90%. Khi hết thời gian lưu trữ theo hợp đồng, chủ sở hữu tế bào gốc có thể quyết định gia hạn thêm hoặc ngừng dịch vụ bảo quản tại trung tâm y tế.
Công nghệ lưu trữ tế bào gốc ngày càng tiên tiến và phát triển, nhưng ở một số khu vực vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Đồng thời, mỗi quốc gia đều có những quy định pháp lý cụ thể về thời gian tối đa cho phép lưu trữ tế bào gốc.
Tế bào gốc lưu trữ được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Việc lưu trữ tế bào gốc lâu dài đòi hỏi các trung tâm và ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn do Bộ Y tế Việt Nam và các tổ chức giám sát quốc tế ban hành. Điều kiện để thành lập cơ sở lưu trữ bao gồm yêu cầu về trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đạt chuẩn, đội ngũ nhân sự chất lượng cao cùng trình độ chuyên môn vững vàng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản giải đáp cho câu hỏi tế bào gốc lưu trữ được bao lâu. Có thế thấy, quá trình lưu trữ tế bào gốc cần đòi hỏi phải có nguồn lực vững chắc và ổn định để đảm bảo chất lượng và tính toàn vẹn của chúng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.