Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Thắc mắc lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không?

Ngày 12/04/2024
Kích thước chữ

Điều trị tủy răng được chỉ định khi răng sâu nặng vào tủy, tủy bị hở, mắc một số bệnh lý răng miệng,… Tuy nhiên, quá trình điều trị tủy răng lại khiến nhiều người lo lắng vì sợ đau. Vậy lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không? Có trường hợp nào lấy tủy răng không cần tiêm thuốc tê không?

Lấy tủy răng được xem như là phương pháp hữu hiệu thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề khi tủy răng bị hoại tử. Và có nhiều người thắc mắc khi lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc trên của bạn cùng với những lời khuyên hữu ích sau khi điều trị tủy răng.

Quy trình điều trị tủy răng hiện nay

Hiện nay, điều trị tủy răng đã trở nên rất phổ biến do tỉ lệ người mắc các bệnh lý về răng miệng ngày càng gia tăng. Một quy trình điều trị tủy răng sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Chẩn đoán và chụp X-quang: Bước đầu tiên trong quy trình điều trị tủy là chẩn đoán xem răng của bạn có thực sự cần điều trị tủy không. Nha sĩ sẽ chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương hoặc nhiễm trùng để đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.
  • Gây tê cục bộ: Trước khi bắt đầu thủ thuật, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để đảm bảo vùng điều trị bị tê. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ không cảm thấy đau trong quá trình điều trị tủy .
  • Mở đường vào: Khoan một lỗ nhỏ vào răng bị ảnh hưởng, lỗ mở này giúp nha sĩ tiếp cận buồng tủy và ống tủy.
  • Loại bỏ tủy bị nhiễm trùng: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, nha sĩ sẽ loại bỏ mô tủy bị nhiễm trùng hoặc hư hỏng bên trong răng. Bước này rất quan trọng để loại bỏ nguồn gốc gây đau và nhiễm trùng.
  • Làm sạch và tạo hình: Sau khi loại bỏ tủy, phần bên trong của răng sẽ được làm sạch kỹ lưỡng.
  • Trám ống tủy: Sau đó, các ống tủy đã được làm sạch sẽ được lấp đầy bằng vật liệu tương thích sinh học. Vật liệu này bịt kín các ống tủy để ngăn ngừa tái nhiễm trùng.
  • Bịt kín lỗ tiếp cận: Lỗ tiếp cận được bịt kín bằng chất trám tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, bọc răng sứ có thể được khuyên dùng để bảo vệ thêm và phục hồi độ chắc khỏe của răng.
  • Phục hồi và theo dõi: Sau khi điều trị tủy, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc nhạy cảm nhẹ trong vài ngày. Điều này là bình thường và thường có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau không kê đơn.
Thắc mắc lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không 1
Điều trị tủy răng rất phổ biến hiện nay

Lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không?

Nhiều người thắc mắc lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không? Câu trả lời là có. Gây tê là bước thứ hai trong quy trình điều trị tủy răng, hầu hết các ca điều trị tủy bác sĩ đều thực hiện gây tê để giảm đau nhức hoặc ê buốt cho người bệnh trong suốt ca điều trị tủy.

Lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không? Lấy tủy răng là thủ thuật nha khoa phức tạp, cần thực hiện bởi nha sĩ có kinh nghiệm, tay nghề cao để có thể làm sạch hoàn toàn nhiễm trùng.

Thắc mắc lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không 2
Giải đáp lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không? 

Thao tác này có thể gây đau đớn cho người bệnh nên việc tiêm thuốc tê là điều cần thiết. Bên cạnh đó, với tủy răng chưa hoại tử hoàn toàn, các dây thần kinh dẫn truyền cảm giác vẫn hoạt động nên khi điều trị tủy nếu không gây tê sẽ khiến bệnh nhân đau đớn.

Điều kiện để gây tê khi lấy tủy răng là sức khỏe của người bệnh bình thường và không mắc các bệnh lý cấp tính, không đang sử dụng các loại thuốc có thể tương tác với thuốc tê và không có tiền sử bị dị ứng thuốc tê.

Lấy tủy răng có chích thuốc tê không: Trường hợp nào không được sử dụng?

Thông thường, trong các ca điều trị tủy, nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho người bệnh. Nhưng trong một số trường hợp sau, người bệnh không thể hoặc không cần tiêm thuốc tê:

  • Tủy răng hoại tử hoàn toàn: Tủy răng chết hoàn toàn thì răng sẽ mất đi cảm giác. Vì vậy khi điều trị nha sĩ không cần tiêm thuốc để gây tê.
  • Người có tiền sử dị ứng thuốc tê: Những ai bị dị ứng thuốc tê thì không thể gây tê để diệt tủy. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ sử dụng thuốc diệt tủy để tủy răng chết đi trong vòng 3 - 5 ngày, sau đó tiến hành điều trị bình thường.
  • Người bị rối loạn đông máu: Thuốc gây tê có thể làm giảm khả năng đông máu. Vì vậy không sử dụng thuốc tê trong trường hợp này mà thay thế bằng thuốc diệt tủy.
  • Người mắc bệnh tim: Thuốc gây tê có thể gây tăng hoặc giảm huyết áp ở người mắc bệnh tim mạch. Vì vậy thuốc diệt tủy cũng sẽ được thay thế thuốc tê trong trường hợp này. 
Thắc mắc lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không 3
Răng đã chết tủy hoàn toàn không cần tiêm thuốc tê

Lời khuyên hiệu quả để phục hồi nhanh chóng sau khi điều trị tủy

Kiểm soát cơn đau

Điều quan trọng cần lưu ý là bạn có thể cảm thấy khó chịu sau khi điều trị tủy răng, đặc biệt là trong vài ngày đầu sau khi thực hiện thủ thuật. Răng điều trị tủy sẽ nhạy cảm trong vài ngày và tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gian. Nha sĩ của bạn có thể kê toa thuốc giảm đau thích hợp để giúp kiểm soát mọi khó chịu sau điều trị mà bạn có thể gặp phải. Ngoài ra, bạn có thể chườm túi nước đá hoặc khăn lạnh giúp giảm đau và sưng tấy thêm.

Thói quen ăn uống

Để giảm bớt khả năng kích ứng và đau đớn, bạn nên ăn những thực phẩm mềm như cháo, sữa chua, súp hoặc các thực phẩm có kết cấu tương tự khác khi vừa mới điều trị tủy xong. Bạn nên tránh các thực phẩm cứng hoặc giòn như các loại hạt, gặm xương vì chúng có thể gây tổn thương hoặc kích ứng thêm ở vùng răng điều trị tủy.

Thắc mắc lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không 4
Nên ăn đồ ăn lỏng như cháo, súp sau khi điều trị tủy răng

Vệ sinh răng miệng

Sau khi điều trị tủy, điều quan trọng là bạn phải đánh răng nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày, cùng với dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng. Điều quan trọng nữa là bạn tránh hút thuốc cho đến khi nướu răng lành hoàn toàn, vì điều này có thể làm chậm quá trình lành vết thương sau khi điều trị tủy răng. 

Như vậy, bài viết từ Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp lấy tủy răng có tiêm thuốc tê không. Trong hầu hết các trường hợp, khi điều trị tủy bạn sẽ được tiêm thuốc tê để giảm đau, trừ một số người bị dị ứng thuốc hoặc đang mắc các bệnh lý như máu khó đông, bệnh tim mạch hoặc tủy răng đã chết hoàn toàn. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin