Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không? Khi nào cần chữa tủy?

Ngày 18/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong một số các trường hợp điều trị bệnh về răng miệng, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân đặt thuốc diệt tủy răng. Vậy, thuốc diệt tủy răng là thuốc như thế nào? Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không?

Chữa tủy răng sẽ là việc cần thiết trong nhiều trường hợp tủy răng đã chết hoặc bị viêm. Rất nhiều người lo lắng không biết rằng liệu phương pháp chữa tủy răng như đặt thuốc diệt tủy răng có đau không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc lý giải thắc mắc này, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Thuốc diệt tủy răng là thuốc gì?

Tủy răng là bộ phận có chứa nhiều dây thần kinh và mô, đảm nhiệm vai trò quan trọng là dẫn truyền các chất dinh dưỡng nuôi răng, đồng thời dẫn truyền cảm giác. Chính vì thế, có thể nói tủy răng rất nhạy cảm. Thông thường, những bệnh nhân bị tình trạng răng viêm nhiễm mà vẫn còn tủy sống thì các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đặt thuốc làm chết tủy răng trước khi tiến hành điều trị các bước tiếp theo.

Theo đó, thuốc diệt tủy răng là thuốc có chứa thành phần chính là Asen - thạch tín. Tuy thạch tín là một chất độc hóa học, thế nhưng, Asen và các hợp chất hóa học của nó được điều chế và ứng dụng rất nhiều trong y học. Cụ thể, thạch tín hòa tan được sử dụng với một liều lượng nhỏ để điều chế thành một số loại thuốc, trong đó có thuốc diệt tủy răng. Sau 24 - 48 giờ sử dụng, thuốc này sẽ làm chết tủy răng hoàn toàn.

Trên thị trường có 2 loại thuốc diệt tủy răng phổ biến:

  • Thuốc diệt tủy răng chứa Arsenic: Thành phần chủ yếu của thuốc diệt tủy răng có chứa Arsenic là Cocain hydrochloride và Phenol, Anhydrit arsenic,...
  • Thuốc diệt tủy răng không chứa Arsenic: Thành phần chủ yếu của thuốc này là Dinatri etylen diamin tetraacetate và Phenol, dicain, Paraformaldehyde,...

Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua những loại thuốc này về để điều trị mà cần được sử dụng theo hướng dẫn, sự chỉ định của bác sĩ.

Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không? Những trường hợp nào cần chữa tủy răng1
Thuốc diệt tủy răng sẽ diệt tủy răng một cách từ từ

Các bệnh lý cần chữa/diệt tủy răng

Bệnh nhân cần hiểu rằng, nếu tình trạng tổn thương tủy răng không quá cấp thiết thì sẽ không cần phải lấy, diệt tủy răng. Lý do là răng còn tủy thì sẽ được bảo vệ tốt hơn. Tủy răng dù bị tổn thương nhưng vẫn có thể tồn tại lâu dài, thậm chí là suốt đời nếu như chăm sóc tốt. Ngược lại, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bạn sẽ cần xử lý tủy răng để tránh gặp phải các biến chứng về sau như:

  • Răng bị mẻ, vỡ hoặc bị sâu răng diện rộng khiến cho tủy bị viêm, nhiễm trùng nặng.
  • Răng bị đau nhức âm ỉ trong thời gian dài và ngày càng nghiêm trọng.
  • Răng bị nhạy cảm, tê buốt với thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Bị đau nhức răng dai dẳng, lâu ngày, cảm giác đau có thể lan đến vùng đầu mà không đáp ứng các loại thuốc giảm đau. Một khoảng thời gian sau, khi tủy răng đã bị hoại tử, người bệnh sẽ không còn cảm thấy đau nữa, bên cạnh đó, những ổ nhiễm trùng khoang rộng cũng sẽ bắt đầu xuất hiện. Bệnh nhân lúc này cần đi lấy tủy răng gấp để ngăn ngừa không cho những ổ nhiễm trùng lan rộng ra những khu vực khác.
  • Chân răng xuất hiện nhiều mụn mủ trắng và dễ bị tái đi tái lại nhiều lần. Một số trường hợp mụn mủ trắng xuất hiện nhưng không hề gây đau nhức, ngược lại, những cục mụn này lại làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
  • Viêm tủy đi kèm theo một số triệu chứng khác như sốt cao, sưng má, sưng hạch bạch huyết,...

Nhìn chung, bất kể khi nào khoang miệng xuất hiện những biểu hiện bất thường thì bạn đọc cũng không nên chủ quan bỏ qua dù chúng xuất hiện ít hay nhiều. Bởi đây rất có thể là một lời cảnh báo các bệnh lý phức tạp có thể xảy ra ở khoang miệng, cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không? Những trường hợp nào cần chữa tủy răng2
Có rất nhiều trường hợp cần chữa tủy răng để bảo vệ răng khỏi các biến chứng nghiêm trọng

Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không?

Đặt thuốc diệt tủy răng là phương pháp giúp làm chết tủy răng một cách nhanh chóng. Sau khi đặt thuốc khoảng từ 24 - 48 giờ, tủy răng sẽ bắt đầu bị hoại tử. Vậy đặt thuốc diệt tủy răng có đau không? Câu trả lời đó chính là người bệnh có thể sẽ có triệu chứng đau nhức răng nhẹ. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức này sẽ không kéo dài lâu mà chỉ khoảng từ 1 - 3 ngày đầu, sau đó, cảm giác đau sẽ dần biến mất. Một khi tủy răng đã chết hoàn toàn thì sẽ không còn cảm thấy đau nhức hoặc ê buốt.

Tùy thuộc vào cơ địa và ngưỡng chịu đau của mỗi người mà cảm giác đau sẽ có mức độ khác nhau. Có người bệnh chỉ cảm thấy răng hơi bị ê nhẹ, ngược lại, cũng có một số bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau nhức nhiều. Ngoài ra, để giảm cảm giác đau nhức, sưng viêm cho người bệnh, các bác sĩ cũng sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Vì thế, người bệnh hoàn toàn không cần phải lo lắng về cảm giác đau đớn, không thoải mái khi đặt thuốc diệt tủy răng.

Một vấn đề mà người bệnh cần đặc biệt quan tâm khi diệt tủy răng đó là nếu sau khi đặt thuốc diệt tủy răng mà vẫn còn cảm thấy đau đớn, thậm chí, cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn và có kèm theo mủ thì cần phải tới các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ kiểm tra lại, tránh nguy cơ gặp phải nhiễm trùng hay các biến chứng khác nguy hiểm hơn.

Đặt thuốc diệt tủy răng có đau không? Những trường hợp nào cần chữa tủy răng3
Đặt thuốc diệt tủy răng có thể gây ra cảm giác hơi khó chịu nhưng sẽ nhanh biến mất

Như vậy, đặt thuốc diệt tủy răng có thể sẽ gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, các cơn đau thường không kéo dài và ở mức độ nhẹ. Người bệnh chỉ cần lưu ý, chữa tủy răng là một phương pháp tương đối phức tạp, do đó, phương pháp này sẽ đòi hỏi nha sĩ có kỹ thuật cao thực hiện, có đủ kinh nghiệm và cả các trang thiết bị hỗ trợ. Chính vì thế, dù chọn phương pháp nào để chữa tủy răng thì người bệnh cũng cần đến các cơ sở y tế uy tín, được cấp phép hoạt động. Tránh nguy cơ khiến cho sức khỏe phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khi lựa chọn cơ sở y tế không đảm bảo. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm