Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Ngày 28/05/2023
Kích thước chữ

Đường phèn có vị ngọt thanh, vốn được xem là một loại gia vị tạo ngọt lành tính. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường - người có chế độ dinh dưỡng đặc biệt và nhạy cảm với đường thì đường phèn có còn lành tính hay không lại là câu chuyện khác. Vậy người tiểu đường có ăn được đường phèn không? Hãy cùng tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé!

Đường phèn có nguồn gốc thiên nhiên, có vị dịu ngọt và có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, người tiểu đường có ăn được đường phèn không khi mà chúng cũng chứa một lượng đường nhất định?

Đường phèn có tác dụng gì?

Đường phèn là loại đường được làm từ đường cát trắng nhưng qua quá trình lọc và làm dịu vị ngọt, cho nên nó dễ ăn hơn. Thường được bán dưới dạng hình khối, rắn và cứng, đường phèn là một trong những loại đường phổ biến nhất trên thị trường, bên cạnh đường kính trắng và đường nâu.

Nhiều người thích sử dụng đường phèn trong nấu ăn do vị ngọt dịu và dễ ăn. Ngoài ra, đường phèn cũng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm:

Tối cho tỳ và phế

Không chỉ là một nguyên liệu được dùng trong nấu ăn, đường phèn còn có thể được coi như một vị thuốc trong Đông y, giúp bổ trung ích khí, hòa vị và nhuận phế. 

Thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được đường phèn không? 1
Đường phèn có vị ngọt thanh và dịu

Đặc biệt, đường phèn có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm cảm giác khó chịu trong các trường hợp bị viêm khí quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, đau đầu và chóng mặt.

Giúp giải nhiệt cơ thể

Đường phèn là loại đường đơn, cung cấp năng lượng cho cơ thể dưới dạng glucose, giúp giảm căng thẳng, giải nhiệt và thúc đẩy các cơ quan hoạt động tốt hơn. 

Do đó, trong các món ăn như chưng yến, nấu chè, canh giải nhiệt,... đường phèn là một nguyên liệu không thể thiếu để tạo độ ngọt, giúp tinh thần thoải mái và dễ chịu.

Điều trị ho và viêm họng

Theo Đông Y, có một bài thuốc rất hiệu quả trong việc điều trị ho và viêm họng đó là chưng đường phèn với chanh hoặc quất. Hỗn hợp này có tác dụng làm sạch miệng và họng rất tốt, giúp làm dịu và giảm cơn ho. Trong trường hợp cơn ho cấp tính ở trẻ em, cha mẹ có thể cho trẻ ngậm một viên đường phèn nhỏ để giảm đau và khó chịu ở họng.

Thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được đường phèn không? 2
Tắc chưng đường phèn là món ăn trị ho hiệu quả

Tăng cường sinh lực nam giới

Một tác dụng khác của đường phèn đối với nam giới là tăng cường sinh lực và bổ thận. Nghe có vẻ không liên quan nhưng nam giới có thể chưng đường phèn với đậu bắp, chắt lấy nước uống. Phương pháp này sẽ giúp nam giới cải thiện khả năng “giường chiếu" hiệu quả.

Mặc dù đường phèn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, cần sử dụng ở mức độ hợp lý và vừa đủ. Lạm dụng đường phèn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, bao gồm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ và béo phì. 

Đối với người bệnh tiểu đường, đường phèn vẫn có tác dụng làm tăng đường huyết giống như đường mía, hoàn toàn không có lợi và nên hạn chế sử dụng ở mức độ thấp. Ngoài ra, các đối tượng mắc các bệnh như tổn thương gan thận, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì, cũng nên giảm sử dụng đường, bao gồm đường phèn hoặc các loại đường khác.

Người tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Hiện tại, không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy đường phèn có lợi cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường. Đường phèn và đường cát là hai dạng đường giống nhau về thành phần, chỉ khác nhau ở dạng chế biến và hình dạng bên ngoài. Tuy nhiên, đường phèn có vị ngọt hơn so với đường cát. 

Giống như đường cát, đường phèn cũng có khả năng làm tăng chỉ số đường huyết. Việc dùng quá nhiều đường saccharose sẽ được chuyển hóa thành glucose và fructose, gây ra tình trạng dư lượng glucose trong máu. Vì lượng glucose này không được cơ thể chuyển hóa thành năng lượng nên việc sử dụng đường phèn có thể gây hại cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến bệnh tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng đường phèn, hoặc tốt nhất là không nên ăn.

Người bị tiểu đường có thể ăn được đường nào?

Các loại đường phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường gồm:

  • Đường Sucralose: Không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết và được cơ thể hấp thu rất ít. Có trong một số sản phẩm như Cukren, Nevella, Splenda, SucraPlus,… Liều lượng phù hợp là 5mg/kg/ngày.
  • Đường Aspartame: Gấp 200 lần đường tinh luyện và không ảnh hưởng đến chỉ số đường máu. Liều lượng phù hợp là 50mg/kg/ngày.
  • Đường Saccharin: Không chứa calo và độ ngọt cao hơn đường tinh luyện khoảng 300 - 500 lần. Có trong sản phẩm Sweet'N low. Liều lượng phù hợp là 15mg/kg/ngày.
  • Đường Stevia: Không chứa calo và ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Liều lượng phù hợp là 7,9mg/kg/ngày.
  • Đường Acesulfame Potassium: Được sử dụng rộng rãi bởi người bệnh tiểu đường và người ăn kiêng. Liều dùng an toàn là 15mg/kg/ngày.
  • Đường Sugar Alcohol: Còn gọi là đường năng lượng thấp, có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết nhưng không nghiêm trọng bằng đường phèn.
  • Đường Palatinose: Cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp ổn định chỉ số đường huyết.
Thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được đường phèn không? 3
Người tiểu đường nên thay đường phèn bằng các loại đường ăn kiêng khác

Trên đây là một vài thông tin về việc người tiểu đường có ăn được đường phèn không. Tuy có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, song cần sử dụng đường phèn với lượng vừa đủ, hợp lý. Với người mắc bệnh tiểu đường, đường phèn vẫn có khả năng làm tăng đường huyết, hoàn toàn không có lợi và cần sử dụng hạn chế ở mức thấp. 

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết thêm một số loại đường phù hợp với người bị tiểu đường, từ đó giúp thêm vị ngọt cho món ăn mà vẫn giữ được đường huyết ở mức ổn định.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.