Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Thai 16 tuần phát triển như thế nào và những lưu ý cho mẹ bầu

Ngày 20/05/2023
Kích thước chữ

Thai 16 tuần phát triển như thế nào là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ. Giai đoạn này cả mẹ và thai nhi đều có những thay đổi rõ rệt. Cùng theo dõi bài viết này để khám phá sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 16 nhé!

Ở tuần thứ 16, cơ thể thai nhi bắt đầu hoàn thiện hơn về kích thước, khối lượng, sự phát triển của các hệ cơ quan và hình thành những cử động đầu tiên. Đồng thời, ở người mẹ cũng có sự thay đổi lớn như bụng to ra đáng kể, cảm nhận được em bé một cách rõ ràng hơn. Để hiểu rõ hơn thai 16 tuần phát triển như thế nào bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé! 

Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

Bắt đầu sang tuần thai thứ 16 tức là tháng thứ 4 của thai kỳ, em bé có nhiều sự thay đổi rõ rệt. Vào thời gian này, nước ối vẫn có nhiệm vụ nâng đỡ các hoạt động của em bé. Đầu của bé ngẩng cao hơn và bé bước đầu hình thành các cử động chân, tay. 

Để biết chính xác thai 16 tuần phát triển như thế nào các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hình ảnh. Sau đây là những chỉ số thai nhi cho thấy thai 16 tuần khỏe mạnh và phát triển bình thường:

  • Chiều dài cơ thể tính từ đầu tới xương cụt là 115 - 116cm, cân nặng đạt khoảng 110g. Chu vi bụng khoảng 105mm, chu vi đầu khoảng 124mm.
  • Tim bơm khoảng 25 lít máu/ngày và có nhịp đập khoảng 150 - 180 lần/phút. 
  • Tay chân có những phản xạ cử động nhiều hơn bởi hệ xương đã bắt đầu trở nên cứng cáp và hoàn thiện hơn. Một số em bé còn có thể mút tay hoặc ngáp.
  • Mắt có sự di chuyển sang mặt trước của đầu. Mặc dù mí mắt chưa mở nhưng ở hình ảnh siêu âm, mẹ đã có thể thấy mắt bé có sự chuyển động nhẹ nhàng sang 2 bên. 
  • Làn da của em bé ở tuần thứ 16 vẫn trong mờ nên dễ dàng theo dõi được các mạch máu li ti dưới da. 
  • Bé ở tuần thai thứ 16 cũng bắt đầu phát triển nụ vị giác và hình thành sở thích về mùi vị. Bé có thể cảm nhận được nước ối có vị từ thức ăn mà mẹ ăn hàng ngày. 
  • Ở tuần thứ 16, hệ xương nhỏ trong tai bắt đầu về đúng vị trí. Nhờ đó, bé có thể cảm nhận được âm thanh bên ngoài và có khả năng ghi nhớ. Mẹ có thể nói chuyện hoặc hát cho bé nghe. 
  • Đồng thời, bác sĩ cũng có thể dự đoán giới tính chính xác tới 80% qua hình ảnh siêu âm 4D vì bộ phận sinh dục của em bé thời điểm này cũng hoàn thiện.
Thai 16 tuần phát triển như thế nào và những lưu ý cho mẹ bầu 1
Thai 16 tuần phát triển như thế nào về cơ thể?

Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 16

Song song với vấn đề thai 16 tuần phát triển như thế nào, nhiều người cũng thắc mắc về những thay đổi bên ngoài của mẹ bầu ở tuần thai thứ 16. Ở giai đoạn này, cơ thể và cảm xúc của mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi cần lưu tâm. Dưới đây là những dấu hiệu đặc trưng mà mẹ bầu 16 tuần thường gặp phải:

Táo bón

Táo bón là tình trạng hầu hết mẹ bầu mang thai 16 tuần nào cũng gặp. Nguyên nhân dẫn tới táo bón do sự thay đổi hormone bên trong cơ thể mẹ. Đồng thời, giai đoạn này, kích thước của thai nhi cũng tăng lên, tạo áp lực lên thành ruột và khiến các hoạt động nhu động ruột trở nên khó khăn hơn. 

Khó thở

Ở tuần 16, nhiều chị em phụ nữ sẽ phải trải qua tình trạng khó thở khi mang thai. Lượng hormone trong cơ thể thay đổi khiến tần số hơi thở tăng, dẫn tới khó thở. Đồng thời, các hormone khiến các mao mạch bị sưng phồng, cơ bắp ở phổi và khí quản giãn nên mẹ bầu cũng sẽ bị khó thở. 

Một lý do khác là do kích thước thai lớn hơn, tử cung chèn vào cơ hoành do đó khi hít thở sự co bóp của phổi gặp khó khăn hơn. Nhưng mẹ đừng lo lắng quá vì đây là triệu chứng thường gặp và vẫn là dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh bình thường. 

Thai 16 tuần phát triển như thế nào và những lưu ý cho mẹ bầu 2
Nhiều mẹ bầu bị khó thở ở tuần thai thứ 16

Dịch tiết âm đạo tăng

Bên cạnh câu hỏi thai 16 tuần phát triển như thế nào, nhiều chị em cũng thắc mắc vì sao dịch tiết âm đạo thời kỳ này cũng tăng. Tuy nhiên, đây là sự thay đổi hoàn toàn bình thường do nội tiết tố thời kỳ mang thai bị biến đổi. Trường hợp chị em gặp ngứa ngáy, khó chịu thì vẫn nên đi khám phụ khoa để phòng ngừa nhầm lẫn với bệnh viêm nhiễm phụ khoa. 

Tăng cân và tăng kích thước tuyến vú

Từ tuần thứ 16 trở đi, thai nhi bắt đầu to lên kéo theo cân nặng của mẹ bầu cũng sẽ tăng và lộ bụng rõ rệt. Hầu hết mẹ sẽ tăng khoảng 2 - 3kg trong thời kỳ này. Đồng thời, tuyến ngực cũng phát triển to, căng bởi sự hình thành tuyến sữa cho em bé. 

Đau lưng

Bước sang tuần thứ 16, kích thước thai phát triển lớn dần. Khi đó, phần lưng dưới của mẹ bầu sẽ cong hơn để giữ và cân bằng lại cơ thể. Trong giai đoạn này, một số mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đau mỏi vùng thắt lưng hoặc toàn bộ lưng, thậm chí trong cả thai kỳ. 

Thai 16 tuần phát triển như thế nào và những lưu ý cho mẹ bầu 3
Mẹ bầu dễ bị đau lưng bởi kích thước thai phát triển lớn hơn

Suy tĩnh mạch, phù nề và chảy máu nướu

Theo thống kê, có tới 90% chị em khi mang bầu ở tuần thứ 16 được kết luận bị suy tĩnh mạch. Dấu hiệu nhận biết là ở vùng bắp chân và đùi nổi những đường gân xanh tím. Hoặc một số chị em còn bị phù chân, tay do tăng cân áp lực lên chân khá lớn. 

Đồng thời, những thay đổi về hormone cũng khiến chị em gặp tình trạng kích ứng, viêm nướu. Vì thế, khi đánh răng có thể xảy ra hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, chị em không cần phải quá lo lắng về tình trạng này nhé! 

Thai 16 tuần phát triển như thế nào và những lưu ý cho mẹ bầu 4
Tình trạng phù chân ở mẹ bầu 16 tuần

Lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 16

Sau khi đã biết thai 16 tuần phát triển như thế nào và những thay đổi của cơ thể, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Chi tiết như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm dưỡng chất gồm đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất, canxi (bông cải xanh, cá hồi, sữa chua…), sắt (gan động vật, ngũ cốc…), chất xơ…
  • Tập các bài yoga cho mẹ bầu để giúp cơ thể dẻo dai và điều hòa hơi thở tốt hơn. 
  • Ngủ đủ giấc 8 tiếng/ngày.
  • Không nên đứng hoặc ngồi bắt chéo chân quá lâu và nên để chân ở vị trí cao. 
  • Mặc quần áo rộng. 
  • Xét nghiệm Quad test định kỳ để theo dõi các chỉ số cho mẹ và bé.
  • Thường xuyên trò chuyện với bé để tăng tính kết nối. 
  • Uống đủ nước để nhu động ruột làm việc tốt hơn, chống táo bón
  • Vệ sinh âm đạo sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Nên nằm nghiêng sẽ tốt hơn. 

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được thai 16 tuần phát triển như thế nào. Đồng thời, chị em hãy làm theo tư vấn của bác sĩ và thăm khám thai thường xuyên nhé! Chúc mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc với em bé của mình. 

Xem thêm:

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm