Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi giai đoạn trong quá trình mang thai đều có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Việc phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sẽ giúp chúng ta có thể can thiệp và xử lý kịp thời. Vậy thai 17 tuần phát triển như thế nào là bình thường?
Tính tới tuần thứ 17 là mẹ và bé đã trải qua gần một nửa thai kỳ. Đây là một chặng đường quan trọng trong cuộc hành trình kỳ diệu của cả mẹ và bé. Trong giai đoạn này, chính là khi hình thành và hoàn thiện của nhiều cơ quan quan trọng thai nhi. Cùng với đó, các mẹ bầu cũng sẽ dần cảm nhận sự sống và sự chuyển động của thai nhi trong bụng, tạo nên một kết nối đặc biệt giữa mẹ và bé. Cũng bởi lẽ này mà sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 17 là vấn đề rất đáng được quan tâm và theo dõi sát sao.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá kỹ hơn về vấn đề thai 17 tuần phát triển như thế nào cũng như những biện pháp chăm sóc mẹ bầu hiệu quả để hỗ trợ sự phát triển an toàn và toàn diện cho cả mẹ và bé.
Chắc hẳn có không ít cha mẹ tò mò, không biết thai 17 tuần phát triển như thế nào. Thực tế, sự phát triển của thai nhi ở tuần 17 có thể được xác định, đánh giá trên các yếu tố sau:
Trong giai đoạn thai kỳ 17 tuần, thai nhi sẽ trải qua những bước phát triển đáng kể về cơ bắp và xương. Khi này, cơ bắp và xương của thai nhi sẽ ngày càng chắc chắn và mạnh mẽ hơn. Những chuyển động của thai nhi cũng sẽ bắt đầu trở nên linh hoạt và nhiều hơn.
Thai nhi ở tuần 17 cũng chứng kiến sự hình thành và phát triển của nhiều cơ quan quan trọng. Các cơ quan tiêu hóa như dạ dày và ruột non sẽ phát triển đáng kể để chuẩn bị cho việc xử lý chất dinh dưỡng từ mẹ trong giai đoạn thai kỳ tiếp theo. Ngoài ra, các cơ quan khác như thận và hệ tuần hoàn cũng phát triển mạnh mẽ hơn để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể ngày càng lớn của thai nhi.
Hệ thống thần kinh và các giác quan của thai nhi cũng đang ngày càng hoàn thiện ở tuần thứ 17. Não bộ của thai nhi sẽ phát triển mạnh mẽ, giúp thai nhi có khả năng cảm nhận và xử lý các kích thích từ môi trường bên ngoài. Các giác quan khác như thính giác và thị giác cũng phát triển, tạo điều kiện cho thai nhi có thể phản ứng với âm thanh và ánh sáng từ môi trường xung quanh mẹ. Đây chính là những bước quan trọng trong sự phát triển toàn diện của thai nhi ở giai đoạn thai kỳ này.
Như nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy cân nặng của thai nhi là một trong những yếu tố quan trọng để xác định và đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy thai 17 tuần nặng bao nhiêu kg là bình thường và an toàn?
Thực tế, theo tiêu chuẩn của WHO, trong giai đoạn thai kỳ ở tuần 17, thai nhi sẽ nặng khoảng 181 gram với chiều dài từ đỉnh đầu đến chân khoảng 20,4cm. Trọng lượng và kích thước này có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi thai nhi và thể trạng của các mẹ bầu.
Trong quá trình phát triển ở tuần 17 nói riêng và suốt quá trình mang thai nói chung, cân nặng của thai nhi có thể khác nhau do nhiều yếu tố khác nhau như gen di truyền, dinh dưỡng của mẹ và các yếu tố môi trường khác nhau. Vì thai nhi nhận chất dinh dưỡng từ máu của mẹ thông qua rốn là nên sức khỏe của mẹ chính là yếu tố quyết định lớn tới cân nặng của thai nhi. Cũng bởi vậy mà mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Trong trường hợp cân nặng của thai nhi có sự bất thường mà không rõ lý do, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hoặc siêu âm để đảm bảo sức khỏe của thai nhi được theo dõi chặt chẽ và kịp thời.
Trong giai đoạn thai kỳ 17 tuần, thai nhi đã bắt đầu thể hiện những cử động nhỏ và nhanh chóng. Các cử động này thường bao gồm việc duỗi tay, đạp chân,... Những hoạt động này là dấu hiệu tích cực về sự phát triển của thai nhi và cho thấy hệ thần kinh của thai nhi đang hoạt động mạnh mẽ. Đây cũng là dấu hiệu thai 17 tuần khỏe mạnh.
Trong giai đoạn này, một số mẹ bầu có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi rõ rệt, nhất là khi nằm nghỉ hoặc tập trung vào hoạt động yên tĩnh. Cảm nhận được những cử động nhỏ của thai nhi sẽ là một trải nghiệm thú vị và là dấu hiệu rõ ràng về sự sống và khỏe mạnh của thai nhi trong tử cung.
Không chỉ vậy, đối với các mẹ bầu, việc theo dõi sự chuyển động sẽ tạo ra một kết nối đặc biệt với thai nhi, đồng thời mang lại sự yên bình và tin tưởng trong quá trình mang thai.
Như những chia sẻ trên, chế độ ăn uống của mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi ở tuần 17 nói riêng và trong suốt thai kỳ nói chung. Vì vậy, dù ốm nghén nhưng ở giai đoạn này mẹ bầu vẫn cần tăng cường các chất dinh dưỡng như axit folic, canxi, sắt,… để hỗ trợ sự phát triển của xương, cơ bắp và hệ thống tuần hoàn máu của thai nhi. Một chế độ ăn uống cân đối và đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.
Đồng thời các mẹ bầu cũng nên thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp hay tập yoga. Các hoạt động thể chất này không chỉ giúp duy trì cân nặng cân đối, tránh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ mà còn giúp cải thiện tâm lý, giảm stress và tăng cường sức khỏe toàn diện.
Các mẹ cũng nên duy trì các buổi kiểm tra và theo dõi thai kỳ theo lịch trình được bác sĩ hướng dẫn. Các bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên và hướng dẫn chính xác về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn thai kỳ cụ thể này để đảm bảo mẹ và thai nhi đều có sức khỏe tốt nhất.
Nắm vững các kiến thức liên quan tới vấn đề thai 17 tuần phát triển như thế nào sẽ giúp chúng ta có thể theo dõi và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ở giai đoạn này, việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Đồng thời việc duy trì hoạt động thể chất và cũng như thăm khám bác sĩ thường xuyên là những bước quan trọng để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm: Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bao nhiêu mới chuẩn?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.