Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thai phụ bị sản giật có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh?

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ

Thai phụ thường lo sợ khi nghe đến hội chứng sản giật. Đây là một trong những tai biến sản khoa có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, Vậy mẹ bầu bị sản giật có nguy hiểm không và làm sao để phòng tránh?

Sản giật là hội chứng không thể xem thường vì có thể khiến thai phụ hôn mê sâu, thậm chí đe dọa tính mạng cả mẹ và con. Vậy sản giật là gì, các dấu hiệu nhận biết của sản giật và cách điều trị, phòng ngừa ra sao? Để giải đáp cho thắc mắc “bị sản giật có nguy hiểm không”, hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu về hội chứng sản giật

Sản giật là gì?

Thai phụ bị sản giật có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? 1 Khi bị sản giật, thai phụ sẽ gặp các cơn co giật nặng hoặc rơi vào hôn mê sâu 

Sản giật hay có tên là Eclampsia, là một biến chứng của tiền sản giật nặng. Khi bị sản giật, thai phụ sẽ gặp các cơn co giật nặng hoặc rơi vào hôn mê sâu không rõ nguyên nhân. Cơn co giật có thể xảy ra trước khi sinh, khi thai kỳ được 20 tuần hoặc trong lúc sinh, sau khi sinh. Đặc biệt, những thai phụ từng có dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật có nguy cơ bị sản giật.

Cơn sản giật thường đi sau hội chứng tiền sản giật với dấu hiệu đặc trưng là huyết áp tăng cao xảy ra trong thai kỳ và sau khi sinh. Tuy nhiên trường hợp này lại hiếm gặp hơn sau khi sinh. Khi tình trạng tiền sản giật của thai phụ tiến triển nặng, gây tác động lên não dẫn đến các cơn co giật, lúc này thai phụ đã mắc chứng sản giật. Để biết khi bị sản giật có nguy hiểm không, mẹ bầu cần hiểu những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

Nguyên nhân gây sản giật

Tiền sản giật là nguyên nhân chính dẫn đến sản giật ở thai phụ. Thai phụ bị tiền sản giật sẽ chuyển sang giai đoạn sản giật với các triệu chứng như co giật, hôn mê sâu…

Nguyên nhân gây bệnh có thể xảy ra do quá trình hình thành và chức năng của nhau thai trở nên bất thường, làm giảm lưu lượng máu truyền đến nhau thai, khiến việc nuôi dưỡng thai nhi bị hạn chế. Hiện tượng này xảy ra là do các nguyên nhân sau:

Huyết áp tăng cao

Khi huyết áp của thai phụ tăng cao, lực truyền máu lên thành động mạch không đủ lớn, ảnh hưởng đến động mạch và các mạch máu khác, lúc này sẽ xảy ra hội chứng sản giật. Khi bị hiện tượng này, các mạch máu trong não sẽ sưng tấy và và ảnh hưởng thai nhi đang lớn trong bụng. Lưu lượng máu bất thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não bộ, có thể gây ra các cơn co giật.

Protein niệu

Thông thường, thận sẽ lọc các chất thải từ máu để tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, thận sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng có trong máu như protein niệu để phân phối lại cho cơ thể. Khi bộ lọc của thận bị hư hỏng, protein có thể bị rò rỉ và bài tiết vào nước tiểu. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm tìm protein bằng cách lấy mẫu nước tiểu của thai phụ.

Triệu chứng của sản giật

  • Huyết áp tăng trên 160/110mmHg.
  • Quá trình bài tiết protein qua nước tiểu bất thường do thận lọc máu không hiệu quả.
  • Thay đổi về hệ thần kinh như nhìn thấy các đốm, mờ mắt, đau đầu dữ dội, co giật và đôi khi bị mù.
  • Mẹ bầu bị đau bụng trên do những thay đổi ảnh hưởng đến gan. Cơn đau này có thể bị nhầm lẫn với cơn đau do viêm túi mật hay khó tiêu.
  • Tăng huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Thai phụ bị sản giật có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? 2 Một trong những triệu chứng của sản giật là mẹ bầu bị đau bụng trên

Sản phụ bị sản giật có nguy hiểm không?

Nguy hiểm cho mẹ

  • Ngoài các triệu chứng kể trên, cũng có trường hợp sản phụ không gặp bất cứ dấu hiệu nào mà gặp ngay các triệu chứng nguy hiểm của bệnh như co giật, bị hôn mê sâu và mất dần ý thức. 
  • Cơn co giật do sản giật có 4 giai đoạn điển hình:
  • Giai đoạn xâm nhiễm: Co giật kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút. Có những cơn giật ở vùng miệng, mí mắt nhấp nháy, nét mặt nhăn nhúm, sau đó lan xuống hai tay.
  • Giai đoạn giật cứng: Kéo dài khoảng 3 giây với triệu chứng toàn thân co cứng, các cơ thanh quản và hô hấp co thắt lại làm cho người bệnh thiếu oxy, dễ ngạt thở.
  • Giai đoạn giật giãn cách: Co giật kéo dài khoảng 1 phút. Có cơn giật cứng các cơ toàn thân và chi trên giãn ra trong chốc lát, sau đó là những cơn co giật toàn thân liên tiếp, dễ cắn vào lưỡi, miệng sùi bọt mép.
  • Giai đoạn hôn mê: Cơn co giật thưa dần rồi ngưng, người bệnh rơi vào hôn mê.
  • Tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ mà cơn hôn mê nhẹ hoặc hôn mê sâu.
  • Hôn mê nhẹ kéo dài 5 - 7 phút sẽ tỉnh lại, nếu hôn mê sâu có thể kéo dài vài giờ. Có thể kèm theo đồng tử giãn, rối loạn cơ vòng dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ.

Nguy hiểm cho thai nhi

Tiền sản giật và sản giật trong thai kỳ đều ảnh hưởng không tốt đến nhau thai là cơ quan cung cấp chất dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ để nuôi dưỡng thai nhi. Khi huyết áp tăng cao, làm giảm lưu lượng máu qua các mạch máu, khiến nhau thai không nhận được đủ dưỡng chất để hoạt động bình thường. Với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ chấm dứt thai kỳ để bảo toàn tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, thai nhi sinh sớm sẽ nhẹ cân và có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

Một số trường hợp hiếm hoi thai phụ đột quỵ do sản giật, thậm chí là tử vong, thai nhi kém phát triển, sinh non và chết lưu.

Khi bạn thắc mắc “sản phụ bị sản giật có nguy hiểm không”, hãy nhớ rằng hội chứng sản giật rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ lẫn con và thậm chí đe dọa tính mạng của thai phụ.

Phương pháp điều trị sản giật

Thai phụ bị sản giật có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh? 3 Thai phụ cần thăm khám tại bệnh viện để biết bị sản giật có nguy hiểm không

Bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp dựa vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật và sự trưởng thành của thai nhi.

Trường hợp bệnh ở thể nhẹ

Thai phụ cần được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên, kết hợp điều trị bằng thuốc nhằm ngăn chặn bệnh tiền sản giật tiến triển thành sản giật.

Trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng

Bác sĩ có thể chỉ định thai phụ chấm dứt thai kỳ khi thai phụ gặp các biến chứng nghiêm trọng. Thai nhi có thể được sinh sớm. Trẻ sinh non cần được chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ phụ thuộc vào thời gian mang thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát huyết áp trong thời gian mang thai. 

Thuốc điều trị sản giật

Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc chống co giật nhằm ngăn ngừa triệu chứng co giật ở thai phụ. Ngoài ra, khi bị huyết áp cao, thai phụ cũng cần sử dụng thuốc ổn định huyết áp.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin