Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang và những lợi ích đối với sức khỏe

Ngày 28/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khoai lang là một thực phẩm quen thuộc với người Việt. Đây là món ăn dân dã, dễ chế biến nhưng lại có giá trị dinh dưỡng rất lớn đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng của khoai lang cũng như tác dụng của chúng trong bài viết này.

Rất nhiều người đang sử dụng khoai lang trong các bữa ăn hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết các thành phần dinh dưỡng của khoai lang. Khoai lang là một thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của khoai lang và những tác dụng của chúng.

Các thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang và những lợi ích đối với sức khỏe 1 Thành phần dinh dưỡng của khoai lang 

Khoai lang có lẽ là một loại thực phẩm quá quen thuộc với chúng ta. Khoai lang có khá nhiều loại với các màu sắc khác nhau như khoai vàng, tím, cam, trắng. Đây là loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe với nhiều dưỡng chất phong phú. Đặc biệt, loại khoai vàng và khoai tím rất giàu các chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa. Có thể kể đến một số thành phần dinh dưỡng của khoai lang như:

Carbs

Một củ khoai lang thông thường, bao gồm cả vỏ có chứa khoảng 27g carbs. Carbs là một trong những dưỡng chất chính cần thiết để duy trì sự sống cho cơ thể. 1g carb tương đương khoảng 4 calo. Do đó, sử dụng khoai lang là cách hiệu quả để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết trong khoai lang ở mức trung bình đến cao, từ 44 - 96. Nên với các bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm này.

Tinh bột

Khoai lang chứa rất nhiều tinh bột. Lượng tinh bột trong khoai lang có thể chia thành ba nhóm:

  • 80% lượng tinh bột tiêu hóa nhanh.
  • 9% lượng tinh bột tiêu hóa chậm.
  • 11% kháng tinh bột. Loại này giúp nuôi dưỡng vi khuẩn tốt của đường ruột hiệu quả hơn.

Chất xơ

Một củ khoai lang thông thường có chứa khoảng 3.8g chất xơ. Trong đó, các sợi hòa tan chiếm khoảng 15 - 23%, có thể làm tăng sự no, giảm lượng thức ăn và giảm lượng đường trong máu. Các sợi không hòa tan chiếm khoảng 77 - 85%, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Vitamin và khoáng chất

Khoai lang là thực phẩm có chứa beta caroten, vitamin C và kali rất dồi dào:

  • Beta caroten là loại vitamin có thể chuyển đổi thành vitamin A cần thiết cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. 
  • Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa và làm đẹp da quen thuộc đối với nhiều chị em.
  • Kali: Khoáng chất này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Manga: Có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển và trao đổi chất trong cơ thể.
  • Vitamin B6: Giúp quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng diễn ra dễ dàng hơn.
  • Vitamin B5: Giúp da và tóc khỏe mạnh, duy trì sức khỏe cho gan và hệ tiêu hóa.
  • Vitamin E: Chất chống oxy hóa hiệu quả đối với cơ thể. 

Tác dụng của khoai lang đối với cơ thể

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang và những lợi ích đối với sức khỏe 2 Khoai lang có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Với các thành phần dinh dưỡng kể trên, khoai lang chính là một trong những thực phẩm nên bổ sung thường xuyên để duy trì sức khỏe. Một số tác dụng từ các thành phần dinh dưỡng của khoai lang có thể kể đến là:

  • Cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh tiểu đường.
  • Duy trì huyết áp: Trong một phần khoai lang nghiền có chứa 259mg kali. Khoảng 5% nhu cầu kali hàng ngày của người trưởng thành, giúp duy trì sức khỏe tim mạch tốt hơn.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Các thành phần dinh dưỡng của khoai lang có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư tuyến tiền liệtung thư phổi. Hỗ trợ làm chậm sự phát triển của các loại tế bào ung thư như bàng quan, đại tràng, dạ dày, vú.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Bảo vệ mắt.
  • Giảm viêm và béo phì.

Cách chế biến và bảo quản khoai lang đảm bảo đầy đủ dưỡng chất

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang và những lợi ích đối với sức khỏe 3 Khoai lang luộc hoặc hấp là cách chế biến đơn giản nhưng đảm bảo giữ trọn dưỡng chất

Khoai lang là thực phẩm rất dễ chế biến. Các món hấp, luộc, hầm là cách tốt nhất để hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất có trong khoai lang. Bên cạnh đó, các món chiên, nướng cũng rất dễ chế biến và nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, với những người bị tiểu đường hay béo phì cần cân nhắc. 

Một số lưu ý trong quá trình chế biến và bảo quản khoai lang:

  • Bảo quản khoai ở nơi tối và mát mẻ. Tuyệt đối không bảo quản khoai trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ làm cho lõi khoai trở nên cứng hơn, khi ăn khoai dễ bị sượng, không ngon.
  • Rửa kỹ khoai lang với nước. Chỉ rửa khi chế biến, không nên rửa ngay khi mua về rồi đem bảo quản bởi sẽ dễ làm cho khoai nảy mầm.
  • Nên chọc các lỗ trên khoai khi nướng lò. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng khoai bị nổ khi áp suất tăng cao.
  •  Không ăn khoai lang vào buổi tối.
  • Không ăn khoai lang sống.
  • Không ăn khoai lang khi đang đói.

Trên đây là những thông tin về thành phần dinh dưỡng của khoai lang. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cũng như cách chế biến phù hợp.

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin