Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thế nào là tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt?

Ngày 23/02/2023
Kích thước chữ

Đối với người bệnh bàng quang tăng hoạt, tư thế ngủ đúng sẽ giúp họ hạn chế được tình trạng buồn tiểu nhiều hoặc đột ngột nửa đêm. Cùng tham khảo tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt dưới đây.

Người bệnh bàng quang tăng hoạt thường khó kiểm soát việc tiểu, hoặc rất dễ buồn tiểu bất ngờ. Tình trạng này khi xảy ra vào buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân sẽ dễ bị mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc,... Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn hai tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho người mắc bệnh này.

Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng đến giấc ngủ thế nào?

Bàng quang tăng hoạt có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Việc cảm thấy tiểu tiện liên tục hoặc buồn ngủ khi thức dậy vào buổi sáng có thể khiến người bệnh mệt mỏi và khó tập trung trong ngày. Ngoài ra, việc phải dậy thường xuyên vào ban đêm để đi tiểu cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra chứng mất ngủ.

Thế nào là tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt 1 Bàng quang tăng hoạt là một trong những dạng rối loạn tiểu tiện phổ biến ở người lớn tuổi

Trong trường hợp nặng, bàng quang tăng hoạt có thể dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần trong đêm, khiến người bệnh không thể nghỉ ngơi đủ và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng và khó chịu. Vì vậy, việc khắc phục bàng quang tăng hoạt là rất quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của người bệnh. 

Tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt

Nằm nghiêng qua một bên hoặc kê cao chân khi ngủ là hai tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt.

 

Nằm nghiêng sang một bên

Một trong những triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt là tình trạng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này gặp ở cả nam lẫn nữ. Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm cho nồng độ oxy trong máu thấp, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiết niệu.

Thế nào là tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt 2 Nằm nghiêng qua một bên là tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt

Trong trường hợp bệnh nhân thường bị ngưng thở khi ngủ có dấu hiệu bàng quang hoạt động quá tải, họ nên ngủ nằm nghiêng qua một bên, tránh nằm ngửa. Tư thế ngủ này sẽ giảm bớt các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, ngoài ra còn giúp việc điều trị bàng quang tăng hoạt đạt hiệu quả tốt.

Kê cao chân khi ngủ

Nếu như nằm ngửa và duỗi thẳng chân thì người bệnh sẽ dễ buồn tiểu khi ngủ vào ban đêm. Vì thế, họ nên kê cao chân khi ngủ, kết hợp với mang vớ chân để khắc phục.

Đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch, bệnh gan, suy tim,... tư thế này sẽ giúp họ cải thiện bệnh tình, hỗ trợ điều trị bệnh tốt, đồng thời hạn chế việc tiểu đêm. Kê cao chân khi ngủ còn giúp thúc đẩy máu huyết lưu thông lên não, giảm sưng ở chân, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch.

Biện pháp khắc phục bàng quang tăng hoạt

Việc chẩn đoán bàng quang tăng hoạt được thực hiện thông qua lịch sử bệnh án và các xét nghiệm thích hợp, bao gồm xét nghiệm nước tiểu, siêu âm bàng quang, hoặc xét nghiệm mức độ giãn nở của bàng quang.

Một số biện pháp khác nhau để khắc phục bàng quang tăng hoạt, bao gồm:

  • Không uống quá nhiều nước: Người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt nên uống 6 - 8 ly nước/ngày, không nên uống quá nhiều để giảm lượng nước tiểu thông qua bàng quang. Đặc biệt, họ nên hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
  • Tránh đồ ăn, thức uống gây kích thích bàng quang: Một vài món ăn và thức uống như cà phê, trà, rượu, bia, đồ uống có gas, socola, cam, quýt, cà chua, món ăn cay, nóng có thể kích thích bàng quang và gây ra tình trạng tiểu liên tục. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các sản phẩm này.
  • Ngưng hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm và gây kích thích bàng quang. Người nghiện thuốc lá cần cân nhắc trao đổi với bác sĩ về việc ngừng hút thuốc.
  • Luyện tập bàng quang: Việc luyện tập bàng quang để đi tiểu theo lịch trình đều đặn có thể tăng sức chứa của bàng quang. Bệnh nhân nên tập đi tiểu sau 30 phút rồi tăng khoảng thời gian giữa các lần đi vệ sinh lên vài giờ.
  • Bài tập cơ sàn chậu: Các bài tập Kegel có thể tăng cường cơ sàn chậu, giúp giữ nước tiểu và ngăn chặn tình trạng tiểu đột ngột. Trước khi tập, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia về vật lý trị liệu.
Thế nào là tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt 3 Để khắc phục bệnh tình, bạn nên cai thuốc lá, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, kết hợp tập Kegel.

Trên đây là những thông tin về bệnh bàng quang tăng hoạt và các tư thế ngủ tốt cho người bệnh bàng quang tăng hoạt. Hy vọng rằng các nội dung trên sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.