Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vitamin B3 có vai trò quan trọng trong cơ thể con người, nhất là việc giải phóng các năng lượng. Vì thế, thiếu vitamin B3 gây bệnh gì đối với sức khỏe? Hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây.
Vitamin B3 là chất hỗ trợ trong việc chuyển hóa các thức ăn thành năng lượng. Đồng thời giúp cơ thể sử dụng các protein, chất béo và giúp cho da, tóc và hệ thần kinh luôn khỏe mạnh. Vì vậy, khi thiếu vitamin B3 gây bệnh gì và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào cho cơ thể?
Nguyên nhân gây thiếu vitamin B3 là do sự thiếu hụt tryptophan - đây là một loại acid amin. Dạng này dẫn đến chứng rối loạn ảnh hưởng đến da, hệ tiêu hóa và não. Pellagra phát triển do chế độ ăn uống thiếu tryptophan, bởi vì cơ thể có thể chuyển đổi các tryptophan thành niacin. Pellagra là một chứng rối loạn theo mùa, xuất hiện nhiều vào mùa xuân và kéo dài qua mùa hè. Pellagra cũng phát triển ở một số trường hợp sau đây:
Vitamin B3 đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, vậy thiếu vitamin B3 gây bệnh gì? và ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe, cụ thể như:
Cũng như các loại vitamin nhóm B khác Vitamin B3 sẽ tham gia trong quá trình chuyển hóa các carbohydrate và các chất dinh dưỡng để tạo NAD, NAD. Việc thiếu hụt vitamin B3 có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa năng lượng khiến tế bào không được cung cấp đủ năng lượng khiến cho cơ thể mệt mỏi. Chức năng các cơ quan bị suy giảm và gây ra rối loạn bệnh lý. Đặc biệt, thiếu vitamin B3 thường có thể gây rối loạn tiêu hóa như: Viêm niêm mạc miệng, viêm dạ dày, gây tiêu chảy, chảy máu trực tràng,…
Đây là những chất di truyền quan trọng ở trong tế bào, vitamin B3 có vai trò trong quá trình tổng hợp các protein này. Thiếu hụt vitamin B3 sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp vật chất di truyền đồng thời còn gây ra nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.
Vitamin B3 được chứng minh là giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và mỡ máu, tăng hoạt động trong việc lưu thông máu cho cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng này, người bệnh sẽ gặp tình trạng rối loạn thần kinh như sinh ra ảo giác, mê sảng, trầm cảm,… Trường hợp nhẹ hơn thì người bệnh có thể thường xuyên lo lắng, tâm trạng không ổn định, rối loạn giấc ngủ kéo dài.
Việc tổng hợp Collagen đóng vai trò quan trọng để giữ gìn sự đàn hồi và sức khỏe cho da, mái tóc. Khi cơ thể thiếu vitamin B3 này, thì da và tóc sẽ không được nuôi dưỡng. Làn da dễ bị thâm, khô ráp, bóc vảy, dễ bị nhiễm phù và viêm da nhất là những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh sángvà thiếu ẩm. Tóc thì dễ gãy rụng và khô xơ cứng rất khó nuôi dưỡng.
Một loại bệnh lý nguy hiểm do sự thiếu hụt vitamin B3 gây ra đó là Pellagra. Người bệnh sẽ bị tổn thương da, tổn thương hệ tiêu hóa, rối loạn tâm thần và có thể dẫn đến những biến chứng nặng hơn. Đặc biệt nếu như không được điều trị đúng cách thì các biến chứng khác như: Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra và sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nhìn chung, để nhận biết sự thiếu vitamin B3 có thể qua các biểu hiện như: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm lý hay viêm da. Tuy nhiên, những dấu hiệu này lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, dẫn đến việc điều trị sai cách và không mang hiệu quả cao. Đối với những người bị thiếu hụt vitamin B3 ở mức độ nặng sẽ gây ra việc thiếu nhiều dưỡng chất khác từ đó dễ mắc thêm bệnh lý kết hợp khác. Do đó, người bệnh cần đi khám sớm để được điều trị kịp thời hoặc bạn có thể tham khảo môt số phương pháp sau đây:
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý việc dùng quá nhiều các axit nicotinic hoặc niacin có thể sẽ gây hại. Đối với những bạn có tiền sự bệnh gout, thì nên cẩn thận khi bổ sung vitamin B3 bởi nó có thể làm tăng axit uric trong huyết thanh. Do đó, dùng các chất bổ sung vitamin B3 cần thực hiện theo đúng kê đơn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn được in trên bao bì sản phẩm.
Qua những thông tin trên đã cung cấp thông tin về một số nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị về việc thiếu vitamin B3, đặc biết là làm rõ vấn đề thiếu vitamin B3 gây bệnh gì. Nếu như đang có một vài triệu chứng bệnh, hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.