Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ? Nên tập các môn thể thao nào?

Ngày 24/08/2023
Kích thước chữ

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối lo lắng không biết thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không? Bởi nhiều người cho rằng chạy bộ gây áp lực lên khớp gối từ đó khiến bệnh nặng thêm. Thực hư vấn đề này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tập thể dục đi bộ hay chạy bộ có thể tác động một lực lên khớp gối. Vì vậy, nhiều người cho rằng, thoái hóa khớp gối không nên chạy bộ để tránh ảnh hưởng đến xương khớp. Vậy thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không? Để trả lời câu hỏi này, người bệnh có thể tham khảo thông tin trong bài viết này.

Hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hoá khớp gối là bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương, đặc biệt là khớp gối. Đây bộ phận nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và giúp vận động linh hoạt hơn. Khi khớp gối xuất hiện tình trạng lão hóa, viêm nhiễm sẽ dẫn đến thoái hoá xương khớp.

Bệnh này chủ yếu xảy ra ở người già, người thừa cân, phụ nữ mãn kinh và những người bị chấn thương đầu gối. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự lão hóa của sụn, khớp và xương liên quan đến khớp gối. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện từ các yếu tố bên ngoài như hoạt động thể thao không phù hợp gây chấn thương khớp gối, vận động cường độ cao, chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp và sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ cơ xương,...

Người bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không? Nên tập môn thể thao nào? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong quá trình điều trị căn bệnh này vì cần thay đổi lối sống để giúp ích cho quá trình điều trị bệnh.

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ? Nên tập các môn thể thao nào? 1
Thoái hoá khớp gối là bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ?

Nhiều nghiên cứu xem xét tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở những người thường xuyên chạy bộ và những người ít vận động. Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận việc chạy bộ không làm hao mòn hoặc làm tổn thương đầu gối của bệnh nhân. Vì vậy, có thể kết luận rằng tập thể dục, bao gồm chạy bộ, không gây tổn thương hay gây viêm xương khớp đầu gối. Mặt khác, nếu bạn đang bị thoái hóa khớp gối, việc chạy bộ sẽ không khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn mà còn có thể giúp giảm đau.

Do đó có thể kết luận rằng chạy bộ thường xuyên rất tốt cho hệ cơ xương, đặc biệt ngăn ngừa thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, trước khi tập luyện nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có chương trình tập luyện phù hợp.

Nếu các triệu chứng viêm xương khớp đầu gối trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến khả năng di chuyển thì không nên cố gắng đi bộ hoặc chạy bộ. Điều này có thể làm vỡ sụn ở khớp gối và khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Cách chạy bộ cho người thoái hóa khớp gối

Theo các chuyên gia về xương khớp, người bị thoái hóa khớp gối nếu lựa chọn đi bộ hoặc chạy bộ nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Đi một quãng đường ngắn, không gắng quá sức để đi một quãng đường dài.
  • Để thuận tiện cho việc tập luyện và tránh chấn thương, người bệnh nên làm nóng các khớp của cơ thể và đầu gối. Kéo giãn cơ bắp chân, duỗi hoặc gập đầu gối và kết hợp massage ít nhất 10 lần.
  • Chọn nơi chạy bộ có nền đất bằng phẳng, ít chướng ngại vật và không có độ dốc khi tập luyện.
  • Sau khi hoàn thành bài tập, người bệnh cần có thời gian thư giãn, đi lại chậm rãi, sau đó ngồi xuống nghỉ ngơi. Đột ngột dừng chạy hoặc đi bộ có thể gây thêm áp lực và căng thẳng lên đầu gối.
  • Người bệnh thoái hóa khớp gối không nên chạy bộ liên tục quá 30 phút. Điều này có thể khiến khớp gối bị tổn thương và ma sát nhiều hơn, gây đau và sưng. Ngoài ra, việc di chuyển quá lâu còn khiến trọng lượng cơ thể dồn lên khớp gối, chèn ép khớp gối gây tổn thương khớp gối.
  • Thời điểm chạy bộ tốt nhất là vào buổi tối hoặc sáng sớm. Buổi sáng giúp khởi động xương khớp, kích thích vận động, chạy bổ buổi tối giúp điều hoà cơ thể, cải thiện giấc ngủ, giảm cứng khớp vào ngày hôm sau.

Lưu ý: Trong quá trình tập luyện, nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường hoặc khớp gối có dấu hiệu đau, sưng tấy,… thì người bệnh nên dừng tập và áp dụng các biện pháp giảm đau. Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 ngày mà không thuyên giảm hãy đi gặp ​​​​bác sĩ.

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ? Nên tập các môn thể thao nào? 2
Người thoái hoá khớp gối có thể chạy bộ cường độ nhẹ

Thoái hoá khớp gối nên tập gì?

Nhiều người thắc mắc liệu bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ. Quả thực, chạy bộ đòi hỏi nhiều sức lực và tác động lên khớp gối, đó là lý do tại sao người bệnh không hạn chế chạy bộ. Dưới đây là một số bài tập đơn giản cho người thoái hóa khớp gối tham khảo:

  • Yoga: Một số động tác yoga đơn giản, nhẹ nhàng, đặc biệt là động tác chân sẽ giúp cải thiện nhanh chóng và hiệu quả tình trạng đau nhức xương khớp gối.
  • Đi xe đạp: Người bị đau đầu gối nên tránh các hoạt động gắng sức gây sốc cho khớp. Đạp xe là một trong những bài tập phù hợp cho người bệnh. Bài tập này tập trung chủ yếu vào việc rèn luyện các khớp ở chân với cường độ rất vừa phải sẽ mang lại hiệu quả tốt. Nếu không có không gian và thời gian để đạp xe, bạn có thể tập trên máy tập thể dục tại nhà.
  • Bơi lội: Khác với các bài tập khác, bơi lội giúp cơ thể được vận động toàn diện, không gây áp lực lên khớp gối nên có tác dụng tốt trong việc giảm đau, tăng độ săn chắc của sụn khớp, đẩy lùi tình trạng lão hóa xương khớp.

Các bài tập không nên thực hiện ở cường độ quá cao, trước khi bắt đầu, người bệnh nên khởi động để làm nóng cơ thể và khớp gối. Đồng thời trong khi sinh hoạt, cần hạn chế vận động nặng như mang vác để tránh tình trạng khớp gối bị đau nghiêm trọng hơn.

Chạy bộ, yoga, bơi lội, đạp xe chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị không điều trị bệnh dứt điểm. Để điều trị tận gốc vấn đề của đau khớp gối, bạn cần thực hiện theo pháp đồ điều trị của bác sĩ bằng cách dùng thuốc, chế độ ăn uống, tái khám đúng hẹn.

Thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ? Nên tập các môn thể thao nào? 3
Yoga là bài tập nhẹ nhàng cho người thoái hoá khớp gối

Tóm lại, những người bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ không thì câu trả lời là ''Có'' nhưng nên thận trọng trong các hoạt động cũng như các bài tập thể thao. Tốt nhất, trước khi bắt đầu tập thể dục, nên thảo luận vấn đề này với bác sĩ và chú ý vận động cường độ nhẹ, hợp lý, tránh gắng sức.

Xem thêm: Các biến chứng thoái hóa khớp gối và nguy cơ với sức khỏe

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin