Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi lây truyền từ động vật sang người, bệnh dại ở người có thể xuất hiện triệu chứng tùy tình trạng nặng nhẹ và tùy miễn dịch của từng người. Vậy thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu?
Virus dại không chỉ có khả năng gây ra bệnh dại ở động vật mà còn gây ra bệnh dại ở người. Con đường lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người chủ yếu là do vết cắn. Mắc bệnh dại do bị chó dại cắn chiếm đến 90% số ca mắc bệnh dại ở người. Tùy khả năng miễn dịch, tải lượng virus và nhiều yếu tố khác mà thời gian phát bệnh ở mỗi người khác nhau. Vậy thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu?
Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính do virus dại có tên Rhabdovirus gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người, tấn công hệ thần kinh trung ương rồi cướp đi sinh mạng của người bệnh. Có đến hơn 90% ca bệnh dại ở người có tác nhân gây bệnh là chó. Những trường hợp còn lại nguyên nhân gây bệnh là mèo, chó sói, cáo, cầy…
Vậy căn bệnh từ chó mèo lây sang người này lây truyền thế nào? Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu? Con người thường bị nhiễm virus bệnh dại từ vết cắn của động vật, phổ biến nhất là vết cắn của chó và mèo. Trường hợp hiếm khi xảy ra là bệnh dại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết nước bọt, hệ thần kinh từ con vật nhiễm bệnh dại qua vết thương hở hoặc các niêm mạc mắt, mũi, miệng.
Cũng có trường hợp ghi nhận, người chăm sóc vật nuôi nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh dại là triệu chứng của những căn bệnh thông thường khác. Vì thế họ chủ quan khi chăm sóc vật nuôi bằng tay và có thể bị nhiễm virus dại. Hít phải virus bệnh dại về lý thuyết cũng có thể làm lây nhiễm bệnh.
Ban đầu, virus sẽ xâm nhập qua các tổn thương trên da để vào dưới da hoặc cơ bắp. Ở đây, chúng tấn công các dây thần kinh ngoại biên và gây bệnh dại ở người. Sau đó, chúng tiếp tục di chuyển theo các dây thần kinh đến tủy sống và não người. Mỗi ngày chúng đi được khoảng 1,2cm đến 2,4cm. Khi hệ thần kinh trung ương bị tấn công, người bệnh sẽ có những dấu hiệu mắc bệnh rõ ràng hơn. thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Ở người, thời gian ủ bệnh từ khi lây nhiễm virus dại đến khi khởi phát bệnh dại có thể chỉ trong vài ngày nhưng cũng có khi kéo dài đến 2 năm. Có nhiều yếu tố chi phối thời gian ủ bệnh dại ở người như:
Thông thường, con người lây nhiễm virus từ vết cắn của động vật là con đường lây truyền chủ yếu. Vết cắn càng sâu, làm tổn thương da càng nhiều thì virus càng nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và thời gian ủ bệnh càng ngắn. Những vết cắn không gây chảy máu có nguy cơ lây nhiễm bệnh thấp và thời gian ủ bệnh kéo dài hơn.
Chúng ta sẽ không thể đánh giá tải lượng virus xâm nhập vào cơ thể người qua vết thương bằng mắt thường. Nếu tải lượng virus xâm nhập qua vết cắn ít, chúng cần nhiều thời gian để nhân lên trong cơ thể và thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài hơn. Ngược lại, nếu tải lượng virus cao, chúng sẽ nhanh chóng gây bệnh và rút ngắn thời gian ủ bệnh.
Có 90% các ca mắc bệnh dại ở người gây ra bởi chó. 5% số ca bệnh gây ra bởi mèo. Tuy nhiên, mắc bệnh dại do chó cắn thường khởi phát bệnh nhanh hơn. Điều đó đồng nghĩa thời gian ủ bệnh dại ở người ngắn hơn.
Khả năng miễn dịch của người phụ thuộc vào việc người đó đã tiêm phòng dại trước khi bị động vật cắn hay chưa? Tiêm phòng sau khi bị động vật cắn tiến hành sớm hay muộn.
Với những người đã tiêm phòng trước khi bị chó dại cắn, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại sẽ thấp. Với những người tiêm sớm sau khi bị chó cắn, nguy cơ khởi phát bệnh cũng sẽ giảm hẳn. Với những người tiêm phòng chậm trễ sau 2 - 3 ngày, bệnh sẽ khởi phát nhanh chóng và để lại hậu quả nặng nề.
Virus dại sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để di chuyển đến tủy sống và não. Những vết thương nằm càng xa khu vực này thì thời gian ủ bệnh càng dài. Ngược lại, những vết thương ở đầu mút dây thần kinh, ở gần đầu, tủy sống như bắp chân, bàn tay, mông, cổ, mặt... sẽ nhanh chóng phát bệnh. Nguyên nhân là bởi virus mất ít thời gian hơn để có thể tấn công não bộ là làm bệnh dại khởi phát.
Bị chó cắn và cách sơ cứu như thế nào khoa học là thông tin ai cũng cần biết. Bởi sơ cứu đúng cách sẽ giúp giảm tải lượng virus xâm nhập vào bên trong cơ thể do vết thương. Ngược lại, những trường hợp không biết cách sơ cứu, virus sẽ nhanh chóng tấn công cơ thể và gây bệnh. Khi đó thời gian ủ bệnh dại ở người sẽ rút ngắn.
Nếu bị động vật cắn và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh dại, chúng ta nên làm ngay những việc sau đây:
Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho các thành viên trong gia đình dù có nuôi vật nuôi trong nhà hay không. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể tiếp xúc hàng ngày với các vật nuôi quen thuộc như chó, mèo. Virus dại không chỉ tồn tại và lây nhiễm ở những con vật đi hoang mà trong chính vật nuôi của gia đình. Tiêm phòng dại ngay cả khi chưa xuất hiện nguy cơ chính là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Những đối tượng được khuyến khích tiêm vắc xin phòng dại như:
Nếu bỏ qua việc tiêm phòng từ sớm, ngay sau khi tiếp xúc với động vật mang bệnh có có nguy cơ nhiễm bệnh, bạn cần tiêm vắc xin dại càng sớm càng tốt. Sau khi gặp bác sĩ, bạn nên tường thuật lại chính xác mọi thông tin. Căn cứ tình hình thực tế, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn có cần tiêm vắc xin dại hay không? Tiêm mấy mũi? Có cần tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại hay không?...
Với người có nguy cơ mắc bệnh dại, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Cách điều trị duy nhất là tiêm vắc xin phòng dại. Khi bệnh đã khởi phát, tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Đối với vật nuôi, chúng ta nên:
Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng để virus dại không có cơ hội gây bệnh, chúng ta nên chủ động tiêm phòng dại cho cả vật nuôi và con người.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.