Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn thường xuyên thức đêm nên có thói quen ăn khuya. Thế nhưng, bạn không biết liệu rằng thói quen ăn khuya có tốt không? Việc này có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Nhiều người có thói quen làm việc vào ban đêm nên thường ăn khuya để bổ sung năng lượng. Thế nhưng, việc ăn khuya có tốt không? Chúng ta có nên ăn khuya khi đói bụng không? Thói quen này có ảnh hưởng xấu đến cơ thể? Thói quen ăn đêm sau 21 giờ sẽ khiến dạ dày chịu nhiều áp lực, gây quá tải cho khoang tiêu hóa dẫn đến nhiều hệ lụy không ngờ cho sức khỏe.
Theo kết quả của một nghiên cứu được công bố trên Clinical Nutrition - một tạp chí về sức khỏe của Mỹ, đã cho thấy rằng nếu như bạn ăn khuya đúng phương pháp thì sẽ giúp ổn định đường huyết, kiểm soát cân nặng. Thế nhưng, việc này là rất khó để có thể thực hiện và không phải ai cũng làm tốt. Phần lớn trong chúng ta sẽ mắc nhiều sai lầm khi ăn khuya, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, thói quen ăn khuya có tốt không? Có nên ăn khuya khi đói bụng không? Thì theo các chuyên gia về sức khỏe khuyến khích rằng bạn nên hạn chế hoặc không nên ăn khuya để bảo vệ tốt cho cơ thể.
Dưới đây là một số hậu quả phổ biến khi bạn ăn khuya không kiểm soát và sai phương pháp:
Như chúng ta đã biết, sau một ngày hoạt đồng dài, các cơ quan sẽ làm việc chậm hơn vào buổi tối. Vì vậy, khi bạn ăn khuya, dạ dày bắt buộc phải "tăng ca" làm việc để thức ăn được tiêu hóa. Khi dạ dày hoạt động, các cơ quan khác cũng không thể thả lỏng và nghỉ ngơi hoàn toàn, nhất là não bộ - trung tâm điều khiển của cơ thể. Điều này sẽ khiến bạn khó ngủ hơn và trằn trọc suốt đêm.
Khi tình trạng này kéo dài, đồng hồ sinh học của bạn sẽ bị rối loạn, bạn sẽ không còn mất ngủ thông thường mà sẽ chuyển sang mất ngủ mãn tính, rất khó để điều trị. Bên cạnh đó, khi thiếu ngủ thường xuyên sẽ khiến nồng độ Cortisol tăng cao, cơ thể sẽ tăng cân không kiểm soát dẫn tới béo phì, hình thành mỡ bụng. Trong trường hợp đói bụng vào ban đêm khiến bạn khó ngủ, bạn có thể ăn nhẹ các thực phẩm như yến mạch, sữa ít béo, ngũ cốc,... Tuyệt đối tránh ăn món giàu chất béo, chiên xào, uống nước có gas, nước có Caffeine,...
Có phải thỉnh thoảng sau khi ăn khuya, bạn thường cảm thấy đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó chịu ở bụng không? Đây chính là một trong những tác hại dễ nhận ra và đến sớm nhất của thói quen ăn khuya.
Khi bạn ăn đêm, thức ăn không kịp tiêu hóa hoàn toàn. Lúc bạn nằm xuống ngủ sẽ rất dễ bị trào ngược dạ dày, gây ra hiện tượng tức ngực, ợ nóng, ợ chua,... Tình trạng này kéo dài sẽ dễ làm bạn bị viêm dạ dày, loét dạ dày, thậm chí tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,... Để tránh việc này, khi muốn ăn khuya, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu tính acid như dưa muối, cải chua, kim chi,... hoặc các thức ăn nhiều dầu mỡ.
Có rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng thói quen ăn khuya sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Theo như kết quả khảo sát trên 700 người bị cao huyết áp của trường Đại học Dokuz Eylul (Thổ Nhĩ Kỳ), họ có một điểm chung chính là đều có sở thích ăn khuya hoặc ăn tối trễ. Thói quen xấu này cũng làm cản trở quá trình sản xuất Insulin - một hoạt chất đóng vai trò kiểm soát và ổn định lượng đường trong máu. Khi hoạt chất này giảm, đường huyết sẽ tăng lên và dễ đi đến bệnh tiểu đường.
Tuy rằng chúng ta đều biết ăn khuya không tốt cho sức khỏe, nhưng rất khó để có thể từ bỏ thói quen này. Trong trường hợp bụng đói vào ban đêm cũng sẽ khiến bạn khó ngủ. Vậy ăn khuya như thế nào để giảm tối đa tác hại cho sức khỏe? Nếu bạn thường xuyên làm đêm cần phải ăn khuya, thì bạn nên lưu ý một số điều sau để bảo vệ sức khỏe:
Khi bạn thường xuyên thức khuya và hay bị đói bụng nửa đêm, thì bạn có thể chia các bữa chính trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Trong đó, có một bữa phụ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân bằng lượng calo ở mỗi bữa để tránh không dung nạp quá nhiều năng lượng dư thừa cho cơ thể. Nếu ban ngày đã dung nạp nhiều thực phẩm giàu calo, thì bữa phụ khi ăn khuya bạn nên ưu tiên các món ăn ít năng lượng.
Tuy rằng có thể ăn nhẹ cho bữa khuya, nhưng bạn cũng nên tranh thủ ăn trước 60 phút trước khi đi ngủ. Khoảng thời gian này là lúc cơ thể tiêu hao thức ăn, giúp dạ dày không bị nặng nề và áp lực khiến bạn khó ngủ.
Qua những thông tin cung cấp trong bài, hy vọng rằng đã giải đáp cho các câu hỏi “Thói quen ăn khuya có tốt không?”, “Có nên ăn khuya khi đói?”. Tóm lại, thói quen ăn khuya không tốt cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn khuya để tránh những tác hại xấu đến cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.