Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, xét nghiệm LDH là một trong những phương án hỗ trợ tích cực, giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị các bệnh liên quan đến tổn thương, viêm nhiễm mô, cơ. Không những vậy, chỉ định thường quy này còn có khả năng phát hiện sớm một số bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng và cuộc sống người bệnh như: Ung thư, suy thận, viêm gan.
Nếu mắc phải những bệnh lý gây tổn thương tế bào và mô trong các bộ phận, cơ quan như: Tim, gan, thận… bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm LDH để khảo sát tình trạng cụ thể. Đây là việc làm cần thiết và rất hữu ích cho công tác chẩn đoán và điều trị.
LDH (Lactate dehydrogenase) là một loại enzyme tham gia vào phản ứng Pyruvate tạo thành Lactat. Chúng có mặt ở mọi tế bào, xuất hiện cùng lúc ở nhiều cơ quan, mô trong cơ thể và được giải phóng khi tế bào bị hủy hoại. Do đó, khi cơ thể gặp tổn thương LDH sẽ xuất hiện trong máu với nồng độ cao.
Do có mặt tại nhiều mô khác nhau trên cơ thể nên LDH được phân thành nhiều loại bao gồm:
Xét nghiệm LDH là xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra nồng độ enzym LDH trong máu nhằm chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh lý của cơ thể. Kết quả đo được giúp các bác sĩ nhận định có sự tổn thương hay không? Mức độ tổn thương như thế nào? Từ đó, chỉ định thêm các xét nghiệm khác để xác định tổn thương đó cụ thể là mô hay cơ quan nào, giúp việc chẩn đoán được rõ ràng nhất.
Các lợi ích của xét nghiệm LDH bao gồm:
Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm LDH với các đối tượng sau đây:
Để xét nghiệm LDH cần lấy một mẫu máu ở tĩnh mạch bàn tay hoặc cánh tay sau đó gửi tới phòng thí nghiệm phân tích. Bạn không cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm LDH. Cụ thể quy trình lấy máu như sau:
Với trẻ sơ sinh kỹ thuật viên có thể dùng lưỡi trích để lấy mẫu máu. Đôi khi, LDH có thể được đo trong các chất lỏng khác của cơ thể như: Dịch trong tủy sống, bụng hoặc phổi. Với các xét nghiệm LDH của dịch não tủy, cần chọc dò thắt lưng bệnh nhân. Do đó, bác sĩ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thông báo để bệnh nhân chuẩn bị tâm lý.
Kết quả xét nghiệm LDH có thể thay đổi theo giới tính, độ tuổi. Cụ thể:
Mức độ tham chiếu của chỉ số LDH có thể dao động tùy theo mỗi phòng thí nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, với người lớn nồng độ LDH bình thường trong máu sẽ nằm ở mức từ 140 U/L - 280 U/L. Với trẻ em và thanh thiếu niên chỉ số này thường có xu hướng cao hơn.
Trong dịch não tủy, mức LDH bình thường là: Dưới 70 U/L (ở trẻ sơ sinh) và dưới 40 U/L (ở người lớn).
Chỉ số LDH trong máu cao quá mức bình thường là dấu hiệu của tổn thương mô. Dựa vào loại LDH tăng cao có thể chia thành các tổn thương sau:
Là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, thường không gây ra nguy hiểm và có thể do các nguyên nhân sau:
Kết quả xét nghiệm LDH có thể thay đổi bởi các yếu tố như:
Nhìn chung, đo hoạt độ LDH là một xét nghiệm cận lâm sàng rất hữu ích trong đánh giá và điều trị nhiều bệnh lý và tổn thương mô học. Kết quả xét nghiệm chuẩn xác là tiền đề giúp phát hiện chính xác bệnh lý. Do đó, điều đầu tiên mà người bệnh cần quan tâm chính là lựa chọn cơ sở bệnh viện uy tín, có chuyên môn cao để tiến hành làm xét nghiệm LDH.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.