Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bất kỳ những thay đổi khác thường của kinh nguyệt cũng có nguyên nhân, bao gồm cả trễ kinh. Vậy thức khuya có gây trễ kinh không? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Chúng ta đều biết thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe, cảm thấy uể oải vào sáng hôm sau. Đặc biệt với phụ nữ việc thức khuya có nhiều nguy cơ mắc phải các bệnh mãn tính. Bài viết dưới đây mình sẽ nói về tác hại của việc thức khuya với con gái, đặc biệt việc thức khuya có gây trễ kinh không? Và phương pháp giúp dễ ngủ để các bạn tham khảo nhé.
Khi ngủ cơ thể đào thải chất và tăng cường hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch hoạt động mạnh nhất khi cơ thể ngủ sâu giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Chính vì thế khi thức khuya chất lượng giấc ngủ không đảm bảo dễ mắc các bệnh về hô hấp, dị ứng, cảm cúm,...
Tác hại của việc thức khuya kéo dài có thể nhận thấy qua gương mặt với quầng thâm mắt, da thiếu sức sống, nổi mụn,... Da của chúng ta cũng cần thời gian tái tạo sau một ngày tiếp xúc với các tác nhân gây hại như bụi bẩn, hóa chất,... Và quá trình tái tạo da này xảy ra vào ban đêm khi chúng ta ngủ.
Quá trình tái tạo của da diễn từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng ngày hôm sau. Thức khuya sẽ khiến quá trình sản sinh collagen không được sản sinh, tế bào không được phục hồi sẽ ảnh hưởng đến chức năng của lớp biểu bì và dẫn đến da xỉn màu, nám, tàn nhang, nếp nhăn,…
Lúc ngủ là thời gian não bộ được nghỉ ngơi và tái tạo các tế bào thần kinh mới. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên thức khuya não sẽ không có đủ thời gian để phục hồi và sửa chữa những tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm số lượng tế bào thần kinh, dẫn đến trí nhớ kém, chậm chạp và kém tập trung.
Việc thức khuya làm mất cân bằng hormone progesterone và estrogen. Mà điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn tăng nguy cơ ung thư vú. Theo các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, phụ nữ thức khuya hay ngủ quá ít có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 1,5 lần so với phụ nữ đi ngủ sớm.
Thói quen thức khuya sẽ làm rối loạn quá trình sản xuất melatonin, loại hormone này đóng vai trò quan trọng giúp não bộ được nghỉ ngơi, chống hình thành khối u và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
Thức khuya gây kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch vị gây rối loạn nhu động ruột. Điều này dẫn đến tình trạng viêm dạ dày, trào ngược dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá.
Các bạn gái thắc mắc liệu rằng thức khuya có gây trễ kinh hay không? Thì câu trả lời thức khuya là một trong những nguyên nhân chính làm rối loạn hoạt động của buồng trứng và tuyến yên, làm giảm estrogen, progesterone và các thành phần cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
Sự thay đổi hay rối loạn nội tiết tố có thể dẫn đến đau bụng kinh, vô kinh, mệt mỏi hay hội chứng tiền kinh nguyệt. Những bạn gái thường xuyên thức khuya có thể có những biểu hiện bất thường như máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn bình thường, máu có màu nâu đen, đau bụng kinh dữ dội, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt,...
Ánh sáng, nhiệt độ và âm thanh là 3 yếu tố quyết định chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Do đó nên đảm bảo rằng:
Thói quen lướt web trước khi ngủ là một trong điều ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn thức khuya. Ánh sáng của điện thoại hay máy tính khiến não bộ căng thẳng hơn. Trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút bạn nên rời xa các thiết bị điện tử, nằm thư giãn và sẵn sàng cho giấc ngủ.
Dùng tay xoa bóp cơ thể, bàn chân, vai, cánh tay, da đầu để giúp lưu thông máu, dễ ngủ hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ để lưu thông máu tốt hơn, thư giãn gân cốt sau một ngày hoạt động.
Không uống rượu ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ và không uống cà phê sau 3 giờ chiều. Điều này giúp bạn có thể thưởng thức đồ uống yêu thích mà vẫn không bị mất ngủ.
Không nên suy nghĩ những việc đã xảy ra vào ban ngày, những áp lực công việc, những xích mích không cần thiết có thể khiến bạn mất ngủ. Nếu bạn đã lên giường đi ngủ nhưng 20 - 30 phút rồi vẫn không ngủ được thì có thể áp dụng các mẹo sau:
Tạo thói quen và duy trì việc đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định. Khi hình thành được thói quen này cơ thể sẽ tự giác cảm thấy buồn ngủ đúng giờ và hạn chế tình trạng thức khuya, không ngủ được.
Qua bài viết trên chắc chắn các bạn nữ đã có câu trả lời cho câu hỏi thức khuya có gây trễ kinh không. Thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Hy vọng rằng với những phương pháp mình đã chia sẻ giúp các bạn có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.