Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc giãn cơ và thuốc hoá giải giãn cơ là 2 loại thuốc được bác sĩ sử dụng nhiều nhất trong và sau quá trình gây mê phẫu thuật. Vậy, hai loại thuốc này có đặc điểm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nha.
Thuốc giãn cơ có tác dụng gây liệt cơ vân bao gồm cả cơ hô hấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình gây mê và phẫu thuật. Để tránh tình trạng suy hô hấp sau khi gây mê do sự dư thừa của thuốc giãn cơ, bác sĩ gây mê có thể quyết định sử dụng thêm thuốc hóa giải giãn cơ. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về 2 loại thuốc này nhé.
Thuốc giãn cơ hay thuốc hoá giải giãn được sử dụng như một thuốc gây mê trong và sau quá trình gây mê phẫu thuật. Vậy, 2 loại thuốc này là gì?
Thuốc giãn cơ là loại thuốc được sử dụng để tạm thời làm tê liệt các cơ vân, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình gây mê và phẫu thuật.
Khi sử dụng thuốc giãn cơ, các cơ vân không thể co bóp bao gồm cả cơ hô hấp dẫn đến việc người bệnh không thể tự di chuyển toàn thân và không thể hô hấp một cách tự nhiên, thường cần sự hỗ trợ từ máy giúp thở.
Thuốc hóa giải giãn cơ là một phương pháp y tế được áp dụng sau khi phẫu thuật kết thúc, đặc biệt khi phẫu thuật được thực hiện dưới tác dụng của thuốc gây mê toàn thân có sử dụng thuốc giãn cơ.
Chúng được tiêm vào người bệnh với mục đích chống lại tác dụng của thuốc giãn cơ, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi chức năng, đặc biệt là chức năng co cơ, trong đó có cả cơ hô hấp.
Điều này rất quan trọng vì sau phẫu thuật, việc chức năng co cơ không hoạt động đúng cách có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe của bệnh nhân, bao gồm cả vấn đề về hô hấp.
Sau khi tìm hiểu rõ khái niệm về 2 loại thuốc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cơ chế tác dụng của chúng.
Cơ chế tác dụng của thuốc giãn cơ phân thành hai loại chính: Thuốc giãn cơ khử cực và thuốc giãn cơ không khử cực. Khi tiêm vào cơ thể, các loại thuốc này cạnh tranh với axit acetylcholine (ACh) để kết nối với receptor acetylcholin (AChR).
Thuốc giãn cơ khử cực như succinylcholine, hoạt động tương tự như ACh đã nêu ở trên. Succinylcholine kết nối chặt với AChR và gây ra quá trình khử cực màng tế bào, làm cho màng tế bào không phản ứng được với kích thích từ ACh, dẫn đến tình trạng liệt cơ.
Đặc điểm của loại thuốc này là cơ thể bắt đầu giãn sau khi đã rung cơ và hiệu ứng của nó kết thúc khi thuốc rời khỏi AChR và bị phân hủy bởi pseudocholinesterase.
Thuốc giãn cơ xương không khử cực bao gồm hai nhóm chính: Aminosteroid (pancuronium, vecuronium, rocuronium) và benzylisoquinoline (D-tubocurarine, atracurium, cisatracurium, mivacurium).
Cả hai nhóm này hoạt động bằng cách cạnh tranh với ACh để kết nối với AChR, nhưng không gây ra quá trình khử cực màng tế bào, vì vậy cơ bị giãn. Đặc điểm của loại thuốc này là không gây ra việc rung cơ.
Cơ chế hoạt động của thuốc hóa giải giãn cơ như sugammadex, là một tiến bộ trong lĩnh vực y học. Thay vì sử dụng thuốc đối kháng anticholinesterase như neostigmine thông thường, sugammadex hoạt động theo cách khác biệt để đảo ngược tác dụng của thuốc giãn cơ.
Thuốc đối kháng anticholinesterase như neostigmine thường hoạt động bằng cách ức chế men cholinesterase, ngăn chặn việc phân hủy của acetylcholine (ACh), tăng cường nồng độ ACth trong cơ thể. Tuy nhiên, đối kháng anticholinesterase có thể gây ra tác dụng phụ như anticholinergic.
Sugammadex, thuốc hóa giải giãn cơ thế hệ mới hoạt động bằng cách kết hợp với các phân tử của thuốc giãn cơ không khử cực như rocuronium và vecuronium trong tuần hoàn máu. Khi được tiêm vào, sugammadex sẽ gắn kết với các phân tử này làm giảm nồng độ chất này trong huyết tương.
Kết quả là các phân tử thuốc giãn cơ sẽ di chuyển từ các kết hợp với thần kinh cơ trở lại huyết tương, nơi chúng sẽ bị sugammadex bắt giữ.
Sugammadex hoạt động nhanh chóng và không tác động trực tiếp đến acetylcholin, do đó tránh được các tác dụng phụ như anticholinergic cũng như giúp ngăn chặn hiện tượng tái phát giãn cơ sau đó.
Trong quá trình gây mê, đặc biệt là trong các trường hợp cần kiểm soát đường thở, bác sĩ thường sử dụng thuốc giãn cơ. Khi thực hiện các thủ thuật như đặt ống thở (nội khí quản) cho người bệnh, thường gây ra các phản xạ nguy hiểm và đau đớn. Để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, việc sử dụng thuốc mê, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ là rất cần thiết.
Trong trường hợp này, thuốc giãn cơ giúp ngăn chặn các phản xạ có thể gây nguy hiểm và giảm thiểu tổn thương cho các cấu trúc quan trọng trong vùng hầu họng và thanh môn, đặc biệt là dây thanh, trong quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật đặt ống thở cho bệnh nhân.
Ngoài ra, thuốc giãn cơ làm cho các cơ trở nên "mềm" hơn, hỗ trợ phẫu thuật viên thực hiện các thao tác dễ dàng hơn, nhất là trong các phẫu thuật vùng ngực, bụng và chỉnh hình xương.
Tương tự như các loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh, các loại thuốc giãn cơ cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, rủi ro và tỷ lệ dị ứng khác nhau, phụ thuộc vào từng loại thuốc cụ thể.
Ngoài ra, vì tác dụng làm tê liệt cơ, kể cả cơ hô hấp, việc sử dụng thuốc giãn cơ chỉ được khuyến nghị trong quá trình gây mê phẫu thuật, được thực hiện bởi các bác sĩ gây mê có kinh nghiệm.
Để khôi phục tình trạng liệt cơ do thuốc giãn cơ, thông thường khi tác dụng của thuốc giãn cơ đã giảm dần trong một khoảng thời gian, cơ sẽ bắt đầu hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, để tăng cường quá trình này và giúp bệnh nhân phục hồi chức năng cơ nhanh chóng, đặc biệt là chức năng cơ hô hấp quan trọng, tránh tình trạng suy hô hấp do còn dư thuốc giãn cơ, bác sĩ gây mê có thể tiêm thêm thuốc hóa giải giãn cơ để chống lại tác dụng của thuốc giãn cơ.
Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến thuốc giãn cơ và thuốc hoá giải giãn cơ. Dù bất kể bạn là ai, Long Châu tin chắc rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc cần thiết để sử dụng trong và sau phẫu thuật. Đừng quên theo dõi các bài viết của Long Châu để được giải đáp các thắc mắc bạn nhé.
Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc giãn cơ và những lưu ý khi sử dụng thuốc
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...