Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Magnesium stearate là gì? Hoạt chất này có công dụng như thế nào? Khi sử dụng Magnesium stearate cần phải lưu ý gì để đảm bảo an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần này, cùng khám phá ngay nhé!
Trong thực tế, Magnesium stearate thường được tìm thấy trong các chất nhũ hóa, chất hòa tan, thực phẩm bổ trợ dưới dạng viên uống và chất phụ gia trong thực phẩm. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về hoạt chất này. Vậy Magnesium stearate là gì? Hoạt chất này có công dụng như thế nào và khi sử dụng cần lưu ý những gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về hoạt chất này nhé!
Magnesium stearate là một hợp chất hóa học được tạo thành từ magnesium (magie) và axit stearic, với công thức hóa học là Mg(C18H35O2)2. Trong đó, axit stearic là chất béo bão hòa, thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như sôcôla, trứng, phô mai, quả óc chó, dầu cọ, dầu dừa,... Quá trình sản xuất magnesium stearate thường được điều chế thông qua phản ứng hóa học giữa muối magie (Mg2+) và natri stearat.
Chất magnesium stearate được đánh giá là khá an toàn, không gây độc hại khi sử dụng ở liều lượng phù hợp. Do vậy, hoạt chất này thường được ứng dụng nhiều trong đời sống, dùng trong nhiều dược liệu và mỹ phẩm.
Các đặc tính hóa lý của magnesium stearate bao gồm:
Không phải ngẫu nhiên mà magnesium stearate lại được sử dụng rộng rãi và ưa chuộng nhiều đến vậy. Với tính chất mịn, nhẹ và khả năng hấp phụ tốt, dược chất này thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tá dược hoặc phụ gia chống đóng vón và tạo độ trơn trong quá trình sản xuất. Một số công dụng nổi bật có thể kể đến như:
Magnesium stearate được sử dụng như một tá dược chống đóng vón (anti-caking agent), chất chống dính bề mặt (releasing agent) và chất tạo độ trơn (lubricant agent) trong quá trình dập viên thuốc. Khi được phối trộn, muối stearat sẽ tạo ra một lớp màng film bao bọc nguyên liệu có khả năng làm giảm ma sát giữa các thành phần và giữa nguyên liệu với thiết bị dập viên. Từ đó, sẽ hạn chế được tình trạng nguyên liệu bị dính vào khuôn dập và giảm ma sát khi dập viên, đảm bảo chất lượng thành phẩm cũng như bảo vệ thiết bị máy móc.
Magnesium stearate cũng có thể được sử dụng trong thực phẩm với các ứng dụng tương tự như khi sử dụng làm tá dược trong thuốc. Ngoài ra, dược chất này còn được sử dụng như một nguồn bổ trợ magie cho cơ thể và là chất phụ gia trong một số thực phẩm. Chẳng hạn như để giữ lớp đường bên ngoài và chống ẩm cho các loại kẹo nhờ vào khả năng không tan trong nước và bám dính tốt. Ngoài ra, dược chất này còn được tìm thấy trong các loại vitamin, sữa bột trẻ em, nguyên liệu làm bánh,...
Magnesium stearate được sử dụng như một chất phụ gia hấp phụ trong các sản phẩm mỹ phẩm dạng bột, tạo ra lớp phủ mịn màng và giữ cho da khô thoáng nhờ vào đặc tính không thấm nước. Đồng thời, magnesium stearate còn được sử dụng để tăng độ bám và lâu trôi cho các sản phẩm trang điểm nhờ khả năng bám da tốt và lâu dài. Đối với da dầu, nó cũng giúp hạn chế tình trạng nhờn rít giúp son và bột màu phấn giữ đúng tone.
Magnesium stearate là một dược chất thường được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm, y dược và thực phẩm. Liều lượng an toàn được khuyến cáo dao động từ 0.25% đến 5%, tương đương với khoảng 2500 mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, một người trưởng thành nặng 150 pounds (khoảng 68kg) có thể sử dụng khoảng 170000 mg mỗi ngày.
Cụ thể, khi được sử dụng như tá dược để làm trơn và giảm ma sát cho viên nén và viên nang, liều lượng thường từ 0.25% đến 5%. Trong mỹ phẩm, liều lượng được cho là an toàn sẽ nằm trong khoảng từ 2.5% đến 5% trên khối lượng. Hiện chưa có nghiên cứu chính xác về những tác dụng phụ của magnesium stearate khi sử dụng với nồng độ từ 2 - 10% trong hóa mỹ phẩm. Tuy nhiên, bạn nên chú ý điều chỉnh liều lượng khi sử dụng để tránh tình trạng bí da và da khô vì chất này có đặc tính hút dầu mạnh.
Về cách bảo quản, nên đặt hoạt chất này ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tránh để ở những nơi ẩm ướt, đảm bảo giữ kín sau khi sử dụng để đảm bảo chất lượng cho lần sử dụng tiếp theo và tránh xa tầm tay trẻ em.
Magnesium stearate đã được chứng minh là an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất giải đáp cho thắc mắc magnesium stearate là gì cũng như công dụng của nó. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm: Gelatin ăn chay được không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.