Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiêm chất nhờn vào khớp gối có nguy hiểm không?

Ngày 03/05/2023
Kích thước chữ

Khớp gối là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ giúp chân vận động, di chuyển linh hoạt hơn. Với những người bị khô khớp gối hoặc gặp vấn đề về dịch khớp, thủ thuật tiêm chất nhờn vào khớp gối được sử dụng để bôi trơn khớp, tránh ma sát gây tổn thương sụn khớp.

Tiêm chất nhờn vào khớp gối là thủ thuật thực hiện nhanh, đơn giản, cho hiệu quả tức thì, là một trong những phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng khô khớp gối. Tuy nhiên thực hiện tiêm chất nhờn có an toàn với sức khỏe hay không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây. 

Thủ thuật tiêm chất nhờn vào khớp gối là gì?

Nhiều người khi nghe đến khái niệm tiêm chất nhờn vào khớp gối đều có chung một thắc mắc rằng đây là thủ thuật gì, dùng để làm gì và có gây hại không. Lý giải theo chuyên gia thì tiêm chất nhờn vào khớp gối là thủ thuật tiêm một lượng thích hợp acid hyaluronic vào khớp gối nhằm tăng trọng lượng cũng như nồng độ phân tử acid hyaluronic nội sinh. 

Tiêm chất nhờn vào khớp gối có nguy hiểm không? 1
Tiêm chất nhờn vào khớp gối giúp hỗ trợ khớp vận động trơn tru, linh hoạt

Vậy tiêm chất nhờn vào đầu gối có tác dụng như thế nào? Thông qua việc cung cấp thêm acid hyaluronic, bổ sung vào lượng acid nội sinh, phương pháp tiêm chất nhờn vào khớp gối giúp giảm thiểu các cơn đau đầu gối, cải thiện hiệu quả chức năng của khớp cũng như kích thích khớp nhanh chóng phục. Bác sĩ chuyên khoa cũng giải thích thêm, chất nhờn khi tiêm vào có thể duy trì hiệu quả trong một vài tháng, không có tác dụng vĩnh viễn. 

Khớp gối khi khỏe mạnh thường chứa khoảng 2ml dịch khớp có nhiệm vụ bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Trong thành phần của dịch khớp, hyaluronic acid chiếm đến 2.5 - 4mg/ml, có đặc tính bôi trơn mô mềm bao quanh khớp. Lượng hyaluronic acid nội sinh được tổng hợp từ chính các tế bào sụn.

Khi bị thoái hóa khớp gối, khô khớp gối hoặc những bệnh về dịch khớp, hàm lượng acid hyaluronic trong dịch bôi trơn chỉ bằng ½ đến ⅓ so với thông thường, dẫn đến tình trạng dịch khớp giảm bớt độ nhớt vốn có, kéo theo giảm khả năng bôi trơn và bảo vệ sụn khớp. Thiếu hụt acid hyaluronic acid hoặc dịch khớp trong thời gian dài khiến nguy cơ sụn bị hủy hoại dần tăng cao.

Thực hiện tiêm chất nhờn vào khớp gối có tốt không? 

Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất khi nói đến tiêm chất nhờn vào khớp gối đó là độ an toàn của thủ thuật này. Đánh giá từ chuyên gia cho biết, việc tiêm thêm acid hyaluronic vào khớp để bôi trơn và hạn chế những tổn thương ở khớp gối là khá an toàn. 

Đến nay, có rất ít các trường hợp sử dụng thủ thuật này và gặp phải tình trạng kích ứng, số người có phản ứng sau tiêm như đau chỗ tiêm, đau khớp háng, mệt mỏi,... cũng cho hay, những triệu chứng này thường biến mất sau 2 - 3 ngày và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tóm lại, tiêm chất nhờn vào khớp gối không gây nguy hiểm, ngược lại còn có một ưu điểm nổi trội khác như: 

  • Hiệu quả giảm đau nhanh chóng, đặc biệt là bệnh nhân có vấn đề về khớp gối. 
  • Hiệu quả có thể duy trì khá lâu lên đến 6 tháng. 
  • Tiêm bổ sung acid hyaluronic giúp khớp ngăn sản sinh PGE2, có hiệu quả kháng viêm. 
  • Tăng men TIMP giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa sụn khớp. 
Tiêm chất nhờn vào khớp gối có nguy hiểm không? 2
Tiêm chất nhờn để bôi trơn khớp được nhiều bác sĩ tin tưởng lựa chọn

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, tiêm chất nhờn để bổ sung hyaluronic acid cũng có một vài khuyết điểm như: 

  • Có sự giới hạn trường hợp sử dụng, không phải ai cũng có thể tiêm được.
  • Thủ thuật chỉ được áp dụng cho người bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn trung hoặc nặng vừa, khi cơ thể không đáp ứng phương pháp dùng thuốc, phẫu thuật hoặc thay khớp gối. 
  • Chi phí khá tốn kém. 
  • Chỉ có hiệu quả khi tiêm đủ liều. 
  • Không trị dứt điểm bệnh lý, nguyên nhân khiến hàm lượng acid hyaluronic acid suy giảm. 

Chỉ định và chống chỉ định tiêm khớp gối vào khớp gối

Như đã nói ở trên, không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng được chỉ định, khuyến cáo tiêm chất nhờn vào khớp gối. Chỉ định và chống chỉ định của thủ thuật này như sau: 

Chỉ định tiêm chất nhờn vào khớp gối

Các trường hợp có thể sử dụng thủ thuật tiêm chất nhờn gồm có: 

  • Bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở mức độ từ trung bình đến nặng vừa. 
  • Áp dụng được cho người bệnh thoái hóa khớp gối không tiếp nhận điều trị bằng phương pháp khác như thuốc, phẫu thuật, thay khớp gối,...
  • Trường hợp chưa thể tiến hành phẫu thuật thay khớp gối ngay. 

Chống chỉ định tiêm chất nhờn

Bác sĩ chuyên khoa cho biết thêm, thủ thuật tiêm chất nhờn vào khớp gối chống chỉ định với những trường hợp cụ thể như: 

  • Cơ địa người bệnh dễ bị dị ứng hoặc dị ứng với acid hyaluronic. 
  • Bệnh nhân có vấn đề về rối loạn hoặc bệnh lý phức tạp khác. 
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú chống chỉ định tiêm chất nhờn vào đầu gối. 

Quy trình thực hiện tiêm chất nhờn vào khớp gối

Tìm hiểu trước quy trình thực hiện thủ thuật giúp bệnh nhân và người nhà nắm rõ hơn thao tác và lưu ý trong, sau quá trình thực hiện, từ đó có cách chăm sóc phù hợp. Trước khi tiến hành tiêm khớp gối, bác sĩ cần kiểm tra thật kỹ hồ sơ của bệnh nhân, kiểm tra đơn thuốc, vị trí tiêm và giải thích rõ với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về thủ thuật, những biến chứng có thể gặp phải và một số vấn đề liên quan khác. 

Tiêm chất nhờn vào khớp gối có nguy hiểm không? 3
Để đảm bảo an toàn khi tiêm bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín

Tiến hành tiêm chất nhờn vào khớp gối gồm có những thao tác sau:

  • Bệnh nhân ngồi trên giường sao cho đầu gối gấp 90 độ. 
  • Chuẩn bị thuốc tiêm. 
  • Bác sĩ đeo găng vô khuẩn và xác định vị trí cần tiêm. 
  • Sát trùng, trải băng và làm sạch vị trí cần tiêm, tránh nhiễm trùng vết tiêm. 
  • Thực hiện tiêm bởi bác sĩ có chuyên môn, đưa kim vào khớp gối ngay vị trí tiêm đã xác định sao cho kim tiêm vuông góc với bề mặt da, đặt kim ngay cạnh gân bánh chè. 
  • Tiêm xong, bác sĩ băng lại chỗ tiêm và hướng dẫn bệnh nhân giữ gìn vết tiêm sạch sẽ, những lưu ý khi chăm sóc người bệnh cũng như cách làm sạch chỗ tiêm hàng ngày. 

Tiêm chất nhờn vào khớp gối xong, bệnh nhân cần được theo dõi biến chứng sau tiêm trong vòng 12 - 24 giờ tại bệnh viện, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng người bệnh thường xuyên, đảm bảo vết tiêm và sức khỏe bệnh nhân ổn định, an toàn. 

Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ đến quý bạn đọc một số thông tin cần thiết về tiêm chất nhờn vào khớp gối, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về thủ thuật này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn hãy liên hệ ngay đến bác sĩ điều trị thoái hóa khớp gối và lắng nghe tư vấn nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin