Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm gân là một bệnh lý phổ biến ở các bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là những người mắc các vấn đề về viêm khớp. Có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh viêm gân bao gồm sử dụng thuốc và tham gia tập vật lý trị liệu. Trong các lựa chọn này, tiêm gân đã trở thành một phương pháp điều trị mới mang lại hiệu quả cao và kéo dài trong thời gian.
Việc tiêm gân là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao trong thời gian dài. Tuy nhiên, quy trình này cũng mang theo nhiều rủi ro khi không được thực hiện đúng cách. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về thủ thuật tiêm gân thông qua bài viết dưới đây.
Trước đây, bệnh đau gân do quá tải thường được đặt tên là viêm gân. Tuy nhiên, các nghiên cứu về giải phẫu bệnh học và nghiên cứu gen trên các mẫu mô gân thương tổn đã chỉ ra rằng, sinh bệnh học ở hầu hết các trường hợp xuất phát từ sự thất bại trong việc đáp ứng của liền gân với rất ít tế bào viêm. Điều này đúng đối với nhiều khu vực như gân Achilles, gân cơ chày sau, bánh chè, cơ mông, duỗi cổ tay quay ngắn và dai, gấp cổ tay trụ, duỗi các ngón và gân chóp xoay.
Do đó, quan điểm hiện đại về bệnh đau gân là một bệnh lý thoái hóa xuất phát từ tình trạng quá tải cơ học (lạm dụng) thay vì là một bệnh lý viêm. Đồng thời, thuật ngữ "viêm gân" không còn được sử dụng, thay vào đó là các thuật ngữ "bệnh đau gân" và "thoái hóa gân" được áp dụng rộng rãi.
Gân là cấu trúc màu trắng nằm giữa xương và cơ chủ yếu bao gồm những sợi đàn hồi đủ sức mạnh để truyền đạt các lực cơ học lớn. Mỗi cơ thường có hai gân gồm một gân gần và một gân xa, có chức năng truyền lực từ xương và kích thích các khớp chuyển động.
Các gân có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau phụ thuộc vào vai trò cụ thể của cơ. Sự phân loại của gân thường dựa vào vị trí bám: Gân tay, gân chân và nhiều loại khác. Cơ bắp lớn đặc trưng cho việc tạo ra lực lớn, thường có xu hướng có gân bám ngắn và rộng, trong khi các cơ thực hiện các chuyển động tinh vi có gân dài và mỏng.
Tiêm gân là phương pháp tiêm thuốc trực tiếp vào gân với mục đích điều trị các tổn thương ở gân, các mô xung quanh gân, màng hoạt dịch gân và các vùng bám tận gân. Qua quá trình này, tiêm gân giúp giảm đau và giảm viêm gân một cách hiệu quả.
Trong những trường hợp bệnh không giảm dầu sau thời gian dài, có thể cần áp dụng thêm một số phương pháp điều trị hỗ trợ như kích thích điện hoặc sử dụng miếng dán Glyceryl trinitrate (Nitroglycerin). Tuy nhiên, ngay cả với những liệu pháp này, một số bệnh nhân vẫn gặp khó khăn khi cố gắng quay trở lại các hoạt động thể thao. Trong những tình huống phức tạp như vậy, các bác sĩ thường lựa chọn kỹ thuật tiêm gân.
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và mức độ đau gân thoái hóa, bác sĩ có thể chọn sử dụng các loại tiêm gân khác nhau. Thông thường, Cortisone, một loại thuốc kháng viêm được ưa chuộng vì khả năng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm yếu cơ hoặc đứt gân. Các lựa chọn khác bao gồm tiêm tách gân với thể tích lớn, tiêm xơ, huyết tương giàu tiểu cầu, Axit hyaluronic cũng như các phương pháp như cắt, lăn kim.
Tiêm gân mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng và mạnh mẽ đặc trưng cho việc giảm phản ứng viêm tại một vị trí cụ thể trên cơ thể, so với việc sử dụng thuốc kháng viêm truyền thống như NSAID, Aspirin thông qua đường uống. Phương pháp tiêm gân, nếu được thực hiện đúng cách giúp giảm thiểu các phản ứng phụ của thuốc bao gồm cả tình trạng kích ứng dạ dày mà thường xảy ra khi sử dụng thuốc uống. Tiêm gân không chỉ đơn giản và nhanh chóng mà còn mang lại hiệu quả cao.
Các bệnh lý liên quan đến gân như viêm gân và viêm bao gân có thể được điều trị thông qua phương pháp tiêm gân. Tuy nhiên, cần lưu ý đến một số trường hợp chống chỉ định cho việc thực hiện tiêm gân. Đối với những người bệnh mắc viêm gân mạn tính, tức là bệnh trạng kéo dài hơn 3 tháng, việc tiêm thuốc một cách liên tục có thể tăng nguy cơ đứt gân.
Người bệnh mắc nhiễm trùng hoặc nấm trên da, đặc biệt là ở vị trí tiêm cũng là những trường hợp chống chỉ định, vì tiêm gân có thể tăng khả năng đưa nấm và vi khuẩn vào khớp. Người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch, có tiền sử mắc các bệnh lý máu, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp cũng cần được kiểm soát tốt trước khi bác sĩ xem xét việc chỉ định tiêm gân.
Quy trình tiêm gân là một kỹ thuật y tế phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, có bằng cấp về cơ xương khớp và tiêm khớp, với các bước thực hiện như sau:
Trước khi thực hiện tiêm gân, người bệnh cần tuân theo các hướng dẫn sau đây:
Sau khi tiêm Cortisone vào gân, người bệnh có thể trải qua các phản ứng như đỏ, nóng rát ở ngực và mặt. Trong trường hợp đái tháo đường, Cortisone có thể tạm thời làm tăng lượng đường trong máu. Bác sĩ có thể yêu cầu:
Tóm lại, phương pháp tiêm gân là một biện pháp phổ biến và hiệu quả trong việc điều trị bệnh lý viêm gân. Thường được áp dụng sau khi người bệnh đã được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán để xác định đúng tình trạng bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, quá trình thực hiện tiêm gân nên được tiến hành tại các cơ sở y tế đáng tin cậy.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.