Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tiêm phá đông khớp vai dưới: Quy trình thực hiện

Ngày 29/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm phá đông khớp vai dưới là một trong những phương án điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp vai thể đông cứng. Với ưu điểm nhanh chóng, hiệu quả tốt và có tác dụng nhanh, tiêm phá đông khớp vai dưới được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Tiêm phá đông khớp vai dưới giúp bệnh nhân giảm đau nhức, hỗ trợ việc vận động khớp vai dưới linh hoạt hơn, giảm biến chứng liên quan đến bất động khớp vai dưới thời gian dài. Để tìm hiểu rõ hơn về viêm khớp vai thể đông cứng nói chung và tiêm phá đông khớp vai dưới nói riêng, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Nguyên nhân gây viêm khớp vai thể đông cứng

Trước khi khám phá sâu hơn về phương pháp tiêm phá đông khớp vai dưới, người bệnh cũng cần hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm khớp vai dưới thể đông cứng, trước hết là nguyên nhân gây bệnh.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bị viêm khớp vai dưới thể đông cứng như là:

  • Giới tính và tuổi: Đây là 2 yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh viêm khớp vai thể đông cứng. Theo khảo sát, bệnh phổ biến hơn ở nữ giới và độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là khoảng 40 – 60 tuổi. Người trẻ cũng có thể bị viêm khớp vai dưới thể đông cứng nhưng tỷ lệ thấp hơn rất nhiều.
  • Chơi thể thao: Người thường xuyên chơi thể thao, tập luyện cường độ cao các bộ môn như cầu lông, tennis, chơi golf,... đòi hỏi khớp vai vận động liên tục, tần suất cao có khả năng mắc bệnh và cần tiêm phá đông khớp vai dưới cao hơn người vận động với tần suất thông thường.
  • Người cần thực hiện phẫu thuật, người bị gãy xương,… cần bất động khớp vai trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao bị viêm khớp vai thể đông cứng.
  • Người có tiền sử bị chấn thương ở vùng khớp vai.
  • Dựa trên các kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân bị tiểu đường cũng có nguy cơ bị viêm khớp vai thể đông cứng cao hơn người khỏe mạnh 5 – 6 lần.
  • Người bị tai biến mạch máu não có thể bị viêm khớp vai do thời gian dài hạn chế vận động.
  • Một số bệnh lý khác cũng làm tăng khả năng bệnh nhân cần tiêm phá đông khớp vai dưới, điển hình như bệnh suy giáp, cường giáp, người bị bệnh tim mạch, bệnh Parkinson, viêm khớp dạng thấp, đau thắt ngực,…
Tiêm phá đông khớp vai dưới: Quy trình thực hiện 1
Người bị chấn thương khớp vai có nguy cơ viêm quanh khớp vai thể đông cứng cao hơn

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp vai thể đông cứng

Nhận biết tình trạng viêm khớp vai thể đông cứng và tiến hành chữa trị bằng nhiều phương pháp, trong đó có tiêm phá đông khớp vai dưới là yếu tố tăng hiệu quả, giảm nguy cơ gây biến chứng cho người bệnh. Viêm khớp vai thể đông cứng có thể gây nên các triệu chứng tùy theo mỗi giai đoạn, cụ thể gồm:

Giai đoạn đau khớp vai: Giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm khớp vai thể đông cứng là cảm giác đau nhức khớp bả vai. Bệnh nhân có thể cảm nhận thấy cơn đau nhức khó chịu ở bả vai, tần suất đau ngày càng nhiều, mức độ đau cũng nặng hơn nếu không tiến hành điều trị. Biểu hiện này của bệnh có thể gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,… nếu tái phát vào ban đêm.

Giai đoạn đông cứng: Đây là thời điểm người bệnh có thể giảm bớt cơn đau nhưng lại hạn chế chuyển động của khớp bả vai. Giai đoạn này kéo dài từ 4 – 6 tháng và thậm chí khiến người bệnh không thể vận động được bả vai. Đây cũng là thời điểm bệnh nhân thường được chỉ định thực hiện tiêm phá đông khớp vai dưới nhằm hỗ trợ khả năng vận động của khớp.

Giai đoạn tan đông: Sau khi trải qua giai đoạn đông cứng khớp, bệnh sẽ diễn biến đến giai đoạn tan đông và khôi phục lại khả năng vận động bình thường của khớp bả vai. Giai đoạn này diễn biến trong 6 – 24 tháng, người bệnh có thể tiêm phá đông khớp vai dưới để thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Tiêm phá đông khớp vai dưới: Quy trình thực hiện 2
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng đến giai đoạn tan đông có thể giảm thiểu các cơn đau

Quy trình thực hiện tiêm phá đông khớp vai dưới

Phương pháp điều trị viêm khớp vai thể đông cứng bằng tiêm phá đông khớp vai dưới là phương pháp thường dùng, hỗ trợ bệnh nhân hoạt động linh hoạt hơn. Quy trình tiến hành tiêm phá đông khớp vai dưới khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng trong 30 – 60 phút và có hiệu quả cao.

Các bước tiến hành như sau:

  • Tiến hành phương pháp vô cảm cho người bệnh bằng cách gây tê tại chỗ hoặc gây tê toàn thân nhằm giảm đau đớn trong quá trình thực hiện.
  • Đặt đường truyền tĩnh mạch cho người bệnh.
  • Người bệnh nằm ngửa trên bàn tăng sáng, giữ bàn tay ngửa, thả lỏng.
  • Y tá tiến hành sát khuẩn vùng da quanh khớp vai cần tiêm phá đông khớp vai dưới.
  • Bác sĩ rửa tay sạch sẽ, diệt khuẩn theo đúng quy trình, mặc áo chuyên dụng, đi găng, trải khăn vô khuẩn có lỗ lên vị trí cần tiến hành tiêm.
  • Chọc kim vào ổ khớp của bệnh nhân.
  • Bơm một lượng thuốc đối quang thích hợp vào trong ổ khớp, thông thường khoảng 3ml nhằm đánh giá các tình trạng như rách chóp xoay, sụn viền ổ chảo bị tổn thương,…
  • Tiến hành tiêm một lượng hỗn hợp chất dịch gồm Lidocain 2% và Depo-Medrol 40mg/ml với tỷ lệ cụ thể là 2:1.
  • Trộn dung dịch gồm có nước muối sinh lý và thuốc đối quang và dùng bơm thể tích lớn dung dịch vào khớp gối nhằm làm nóng ổ khớp, theo dõi quá trình lan tỏa của thuốc đã tiêm trước đó. Thể tích dung dịch bơm khá nhiều, có thể lên đến 40ml.
  • Bác sĩ rút kim, băng lại vị trí tiêm phá đông khớp vai dưới.
  • Vận động thụ động khớp vai của bệnh nhân và khuyến khích bệnh nhân tự vận động chủ động sau tiêm.
Tiêm phá đông khớp vai dưới: Quy trình thực hiện 3
Tiêm phá đông khớp vai dưới hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp vai thể đông cứng

Bên cạnh việc tìm hiểu về phương pháp tiêm phá đông khớp vai dưới, người bệnh cũng nên chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt hàng ngày để giảm nguy cơ tái phát sau này. Bệnh nhân viêm khớp vai cần hạn chế lao động quá sức, đặc biệt là mang vác vật nặng, lao động sai tư thế,… Bên cạnh đó, các hoạt động hàng ngày hoặc khi chơi các môn thể thao như cầu lông, tennis,… cũng cần hết sức cẩn trọng.

Khi sinh hoạt hoặc tham gia giao thông, người bệnh cũng nên cẩn thận, tránh chấn thương, tai nạn tác động trực tiếp lên khớp vai từng bị viêm bởi điều này có thể làm khớp vai dễ tái phát với tình trạng nặng hơn. Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D trong thực đơn hàng ngày cũng là cách để bệnh nhân viêm khớp vai đề phòng bệnh tái phát sau khi tiến hành tiêm phá đông khớp vai dưới.

Hy vọng qua những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về quy trình tiến hành tiêm phá đông khớp vai dưới cũng như bệnh lý viêm khớp vai thể đông cứng. Nếu có triệu chứng bị viêm khớp vai, bạn cần đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm, thăm khám và điều trị tích cực theo phác đồ điều trị.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm