Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Viêm khớp vai

Viêm khớp vai: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm khớp vai là tình trạng viêm khớp phổ biến thứ ba, sau khớp gối và khớp háng. Viêm khớp vai có thể dẫn đến đau vai, hạn chế hoạt động hoặc thậm chí là cứng khớp vai. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về 5 loại viêm khớp vai thường gặp và các liệu pháp để điều trị viêm khớp vai.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm khớp vai

Viêm khớp vai là một tình trạng tổn thương sụn ở khớp vai, thường được đề cập đến ở vị trí đầu xương cánh tay và ổ chảo. Với sụn còn nguyên vẹn, khớp vai có thể hoạt động trơn tru vì bề mặt tiếp xúc nhẵn. Một khi sụn bị phá hủy, kết quả sẽ dẫn đến tình trạng đau và hạn chế hoạt động do bề mặt không còn trơn trượt.

Khớp vai là là một khớp lớn bao gồm nhiều khớp tham gia. Khớp vai bao gồm 4 thành phần:

  • Khớp ổ chảo và phần cánh tay: Thực hiện các động tác thông thường như đưa tay ra, nâng lên cao, hạ xuống và xoay cánh tay theo chuyển động tròn.
  • Khớp giữa xương cùng vai và phần xương đòn: Khớp này có vai trò hỗ trợ các hoạt động của tay khi nâng cao đưa qua đầu.
  • Khớp giữa xương đòn và xương ức: Có tác dụng ổn định và thực hiện các động tác như đưa tay sang ngang, nâng cao tay lên qua đầu một cách nhịp nhàng, linh hoạt.
  • Khớp giữa bả vai và lồng ngực: Hỗ trợ các hoạt động của khớp ở ổ chảo cánh tay và khớp. Đây là khớp có biên độ và phạm vi cử động lớn nhất trong giải phẫu khớp vai.

Tìm hiểu thêm: Các thể viêm quanh khớp vai là gì?

Triệu chứng viêm khớp vai

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp vai

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi người, các triệu chứng thường gặp như:

Đau khớp vai

Đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm khớp. Tình trạng đau có thể xuất hiện ở mặt trước, mặt bên hoặc sau vai. Đau có thể xảy ra khi hoạt động, tuy nhiên ở một số người, tình trạng đau có thể liên tục ngay cả khi không sử dụng khớp vai.

Viêm khớp vai là gì? Tìm hiểu về 5 loại viêm khớp vai thường gặp 4
Đau vai do viêm khớp vai

Đau khớp vai có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể kèm triệu chứng viêm như sờ nóng, đỏ vùng vai, sốt nhẹ.

Tuy nhiên, thông thường cơn đau sẽ nặng hơn khi nâng vật nặng, khiêng vác vật nặng, tập thể dục. Nghiêm trọng hơn, cơn đau có thể dẫn đến mất ngủ, và đây có lẽ là triệu chứng khó chịu nhất đối với người bệnh.

Cứng khớp

Đây cũng là một dấu hiệu tiến triển của viêm khớp vai. Viêm khớp vai có thể khiến bạn hạn chế hoạt động do đau, tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến cứng khớp vai.

Tiếng lạo xạo

Khi khớp vai bị viêm, bề mặt sụn mất sự trơn láng, khi di chuyển khớp vai bạn có thể sẽ nghe những âm thanh lách cách, lạo xạo. Tình trạng này có thể đi kèm với đau khớp vai hoặc đôi khi xảy ra đơn độc. Một số trường hợp khớp vai có thể bị khóa, hay bạn có thể cảm thấy vai bị trượt ở một số vị trí nhất định.

Hạn chế vận động

Tình trạng đau, cứng khớp hoặc tổn thương phần mềm xung quanh có thể gây giới hạn vận động, giảm biên động vận động của khớp, gây ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, với lấy đồ vật hay thậm chí là vệ sinh cá nhân. Đồng thời, đau cũng gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác như lái xe, tập thể thao, làm việc nhà.

Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm khớp vai

Tình trạng viêm khớp vai lâu ngày, nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau:

  • Hạn chế vận động;
  • Cứng khớp;
  • Biến dạng khớp vai;
  • Yếu cơ;
  • Mất vững khớp;
  • Mất cử động khớp vai;
  • Tổn thương xương.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu gặp phải các triệu chứng sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị:

  • Tình trạng đau vai không thuyên giảm;
  • Chấn thương nặng vùng vai;
  • Yếu cơ, hạn chế hoạt động.

Ngoài ra, nếu cơn đau gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hay giấc ngủ của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể được thăm khám và điều trị tình trạng viêm khớp vai, giúp giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Viêm khớp vai là gì? Tìm hiểu về 5 loại viêm khớp vai thường gặp 5
Cơn đau khớp vai có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

Nguyên nhân viêm khớp vai

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp vai

Viêm khớp vai được chia thành nhiều loại, trong đó có 5 loại viêm khớp vai thường gặp nhất. Tùy thuộc vào loại viêm khớp vai mà có các nguyên nhân khác nhau, và tồn tại một số nguyên nhân gây viêm khớp vai vẫn chưa được biết rõ.

Thoái hóa khớp vai

Thoái hóa có thể ảnh hưởng đến các vị trí khớp như gối, háng, bàn tay và khớp vai của bạn.

Tương tự như ở khớp gối, thoái hóa khớp vai là tình trạng hao mòn liên quan đến tiến trình lão hóa. Bên cạnh tuổi tác, các yếu tố di truyền, chấn thương hay tư thế gây áp lực lên khớp lâu ngày cũng sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa.

Thoái hóa khớp gây ra sự phá hủy sụn bảo vệ khớp, sụn sẽ bị bào mòn và dần dần mất đi. Các triệu chứng có thể gặp phải là đau, hạn chế vận động và cứng khớp. Nếu không được điều trị, tình trạng có thể nặng dần theo thời gian, gây yếu cơ, mất vững và mất cử động khớp vai.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn có thể dẫn đến viêm khớp vai. Thông thường, viêm khớp dạng thấp sẽ ảnh hưởng ở cả hai bên cơ thể, nên khả năng bạn sẽ bị viêm cả hai bên vai. Đồng thời, bạn có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo:

  • Đau, nóng, sưng tại khớp vai.
  • Cảm giác cứng khớp vai, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Các nốt thấp: Là những vết sưng hình thành dưới da tại các bề mặt chịu áp lực như khuỷu tay, khớp ngón tay hoặc khớp vai.
  • Mệt mỏi, sụt cân, sốt.
Viêm khớp vai là gì? Tìm hiểu về 5 loại viêm khớp vai thường gặp 6
Sụt cân có thể là một trong những dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp

Tình trạng viêm khớp dạng thấp nếu không được chẩn đoán và điều trị, lâu ngày có thể gây bào mòn xương và biến dạng khớp vai.

Viêm khớp vai sau chấn thương

Nếu bạn từng gãy xương hay trật khớp vai, bạn có thể sẽ gặp phải một tình trạng viêm khớp vai được gọi là viêm khớp sau chấn thương. Thông thường, cơ thể có thể sẽ tự hồi phục tình trạng viêm khớp sau chấn thương. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở thành mãn tính nếu triệu chứng kéo dài hơn 6 tháng.

Hoại tử vô mạch

Hoại tử vô mạch, hay còn gọi là hoại tử xương, hầu hết sẽ ảnh hưởng đến khớp háng (xương đùi). Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương nào, trong đó có xương cánh tay, từ đó dẫn đến viêm khớp vai.

Hoại tử vô mạch là tình trạng phát sinh do có sự gián đoạn trong việc cung cấp máu cho xương. Nguyên nhân gây hoại tử vô mạch có thể khác nhau như sử dụng nhiều corticoid, uống nhiều rượu, chấn thương vùng vai, bệnh hồng cầu hình liềm hay vô căn (không có nguyên nhân).

Nếu không điều trị, tình trạng hoại tử vô mạch sẽ dẫn đến tổn thương xương, có thể cần phải can thiệp phẫu thuật.

Bệnh lý rách chóp xoay

Xương bả vai và phần trên của xương cánh tay được nối với nhau qua một tập hợp các gân và cơ được gọi là nhóm cơ chóp xoay.

Khi các gân cơ chóp xoay bị rách (phổ biến nhất là do chấn thương), sẽ gây mất áp lực, chuyển động và sự ổn định ở vai. Nếu các vết rách không lành lại, hoặc vết rách quá lớn, sẽ dẫn đến tổn thương sụn và xương, từ đó dẫn đến bệnh lý viêm khớp vai do rách chóp xoay.

Viêm khớp vai là gì? Tìm hiểu về 5 loại viêm khớp vai thường gặp 7
Rách chóp xoay có thể gây viêm khớp vai

Tình trạng viêm khớp vai do rách chóp xoay có thể dẫn đến đau dữ dội và suy nhược nếu không được điều trị.

Đối phó với nguyên nhân, tránh biến chứng: Nguyên nhân đau mỏi 2 khớp vai thường gặp?

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm khớp vai

Các giai đoạn phát triển của tình trạng viêm khớp vai là gì?

Viêm khớp vai thường là kết quả của sự hao mòn dần dần của sụn. Các giai đoạn phát triển của bệnh cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, sụn ở khớp vai sẽ mềm ra;
  • Sau đó, các vết nứt trên bề mặt sẽ xuất hiện;
  • Tiếp theo, các vị trí nứt sẽ bị “xơ” đi và bong tróc dần;
  • Cuối cùng, sụn bị mòn đi, để lộ bề mặt xương.

Kết quả là, sụn mất đi khả năng hoạt động như một bề mặt trượt, do đó, tình trạng viêm khớp vai sẽ xảy ra.

Những đối tượng nào có nguy cơ cao dễ bị viêm khớp vai?

Tại sao bệnh lý rách chóp xoay lại có thể dẫn đến viêm khớp vai?

Các liệu pháp phẫu thuật trong điều trị viêm khớp vai có thể là gì?

Tôi có thể sử dụng loại thuốc nào khi bị viêm khớp vai?

Hỏi đáp (0 bình luận)