Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh: Tầm quan trọng và những mũi tiêm cần thiết
Ngày 18/11/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Những năm tháng đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chính vì thế mà trẻ rất dễ mắc bệnh. Do đó, việc chủ động cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về chủ đề tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh.
Vậy tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ quan trọng như thế nào? Trẻ sơ sinh cần được tiêm các mũi vắc xin nào? Cha mẹ và người giám hộ cần lưu ý những gì khi cho trẻ đi tiêm vắc xin? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp trong bài viết sức khỏe dưới đây.
Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh
Như các bạn đã biết, trong những ngày tháng đầu đời của trẻ, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa hoàn thiện, chính vì thế, trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài bao gồm virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng… Để ngăn chặn các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch.
Để làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh đầy đủ và đúng lịch, các chuyên gia giải thích như sau:
Trong suốt thai kỳ, trẻ nhận được một lượng kháng thể IgG từ mẹ thông qua hàng rào nhau thai, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Sau khi sinh lượng kháng thể này cùng với kháng thể có trong sữa mẹ sẽ giúp củng cố hơn hệ miễn dịch của trẻ từ đó giúp bảo vệ trẻ trước các yếu tố gây bệnh bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng kháng thế này sẽ giảm dần và trên thực thế không phải loại bệnh nào trẻ cũng được nhận từ mẹ. Chính vì thế, việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh đầy đủ và đúng lịch là điều vô cùng cần thiết giúp kích thích cơ thể trẻ sản sinh ra lượng kháng thể mới từ đó chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, hạn chế biến chứng và nguy cơ tử vong nếu không may mắc bệnh.
Sau khi chào đời, trẻ sẽ phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn xa lạ từ độ ẩm, nhiệt độ, vi sinh vật… và điều này làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Đặc biệt, trong những trường hợp trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, nhẹ cân hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh càng cần phải được tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch nhằm kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch đặc hiệu, giúp trẻ chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
So với chi phí điều trị, chi phí chi trả cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), đầu tư cho tiêm chủng là đầu tư tài chính khôn ngoan cho bản thân bởi chi phí phải chi trả cho quá trình điều trị bệnh tốn kém rất hơn rất nhiều so với chi phí chi trả cho tiêm chủng. Ước tính, cứ mỗi 100 USD đầu tư vào tiêm chủng sẽ giúp tiết kiệm khoảng 1600 USD chi phí chi trả cho y tế.
Một số loại vắc xin như vắc xin 6 trong 1, lao, Rotavirus… sẽ giới hạn về độ tuổi tiêm chủng. Nếu bỏ lỡ cột mốc tiêm chủng được khuyến cáo, trẻ sẽ mất đi cơ hội phòng bệnh tối ưu duy nhất trong đời. Điều này cho thấy, việc cha mẹ cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch là rất cần thiết.
Những mũi vắc xin trẻ sơ sinh cần được tiêm
Trẻ sơ sinh cần được tiêm một số loại vắc xin quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Dưới đây là danh sách các mũi vắc xin cơ bản mà trẻ sơ sinh thường được tiêm, cha mẹ có thể tham khảo:
Vắc xin viêm gan B (HBV) và vắc xin phòng bệnh lao: Mũi đầu tiên thường được tiêm ngay sau khi sinh.
Vắc xin sởi, rubella, quai bị (MR, MMR): Thường tiêm khi trẻ được 12 tháng tuổi nhưng có thể được tiêm sớm hơn trong một số trường hợp.
Vắc xin Rotavirus: Uống trong khoảng 2 đến 6 tháng tuổi.
Vắc xin cúm: Được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia và khuyến nghị của cơ quan y tế. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có lịch tiêm phù hợp nhất cho trẻ.
Phải làm sao nếu trẻ sơ sinh bị nhỡ lịch tiêm chủng?
Về nguyên tắc, việc tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh của vắc xin. Tuy nhiên, trên thực tế, do quá bận bịu mà không ít các bậc cha mẹ làm nhỡ lịch tiêm chủng của con. Điều này vô tình khiến trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm khi trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ, nhất là khi vào các thời điểm dịch bệnh bùng phát. Vậy phải làm sao nếu trẻ sơ sinh bị nhỡ lịch tiêm chủng?
Nếu trẻ sơ sinh bị nhỡ lịch tiêm chủng, cha mẹ nên thực hiện các bước sau:
Liên hệ với bác sĩ hoặc trung tâm tiêm chủng: Đầu tiên, hãy gọi điện hoặc đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc trung tâm tiêm chủng nơi bạn đã đăng ký lịch tiêm chủng cho trẻ. Họ sẽ cung cấp thông tin cụ thể về lịch tiêm bù cho trẻ.
Không tự ý tiêm chủng: Không nên tự ý đưa trẻ đến tiêm mà không có sự tư vấn từ bác sĩ. Một số loại vắc xin có thể cần khoảng thời gian nhất định giữa các liều.
Theo dõi tình trạng sức khỏe: Trong thời gian chờ tiêm chủng, bạn nên theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc ốm, hãy thông báo cho bác sĩ.
Ghi chép lịch tiêm: Sau khi trẻ được tiêm chủng, hãy ghi lại lịch tiêm vào sổ sức khỏe hoặc tài liệu lưu trữ để dễ dàng theo dõi trong tương lai.
Có thể thấy rằng, tiêm chủng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy cố gắng hoàn thành đúng lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh
Khi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh, phụ huynh và người chăm sóc cần lưu ý một số điều quan trọng trước và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý:
Trước khi tiêm
Trước khi tiêm, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín:Cha mẹ có thể cân nhắc Trung tâm Tiêm chủng Long Châu - một trong những địa chỉ tiêm chủng uy tín được nhiều gia đình lựa chọn.
Mang theo sổ tiêm chủng của trẻ để bác sĩ nắm được lịch sử tiêm chủng đồng thời thông báo cho bác sĩ đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khoẻ hiện tại cũng như tình trạng bệnh lý bẩm sinh hay đang mắc phải của trẻ, tiền sử dị ứng trước đây… Hiện nay, Tiêm chủng Long Châu cung cấp sổ tiêm chủng điện tử tiện lợi cho mọi khách hàng, có cả tính năng nhắc lịch tiêm.
Tuân thủ và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế , cần hiểu rõ về quy định an toàn trong tiêm chủng để đối chiếu với việc thực hành an toàn tiêm chủng của nhân viên y tế, kiểm tra kỹ thông tin cơ bản của vắc xin trước khi tiêm…
Sau khi tiêm
Sau khi tiêm, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
Theo dõi sức khỏe: Theo dõi trẻ trong ít nhất 15-30 phút sau tiêm để phát hiện kịp thời các phản ứng bất thường.
Ghi nhận các dấu hiệu phản ứng có thể xảy ra như sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc hay thay đổi hành vi.
Chăm sóc tại nhà: Nếu trẻ có sốt hoặc khó chịu có thể cho trẻ uống paracetamol theo liều lượng bác sĩ khuyến cáo và đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi.
Đảm bảo trẻ uống đủ nước để tránh mất nước, đặc biệt nếu trẻ sốt.
Ghi chép lịch tiêm: Ghi lại lịch sử tiêm chủng và mọi phản ứng của trẻ để theo dõi.
Liên hệ bác sĩ nếu cần thiết: Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào (như phản ứng dị ứng, sốt cao kéo dài, co giật), hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng qua những chia sẻ hôm nay, cha mẹ sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích về chủ đề này từ đó chăm sóc trẻ tốt hơn. Cảm ơn quý vị phụ huynh đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm