Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiết lộ giải pháp: Da đầu bị ngứa phải làm sao?

Ngày 28/09/2020
Kích thước chữ

Nguyên nhân gây ngứa da đầu và các biện pháp giải quyết vấn đề ngứa da đầu sẽ được giải quyết trong bài viết sau đây.

Với những ai đang trải qua cảm giác ngứa da đầu thì thật không dễ chịu một chút nào cả. Tình trạng này có thể khiến chúng ta mất tập trung trong công việc hoặc hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vậy những nguyên nhân nào khiến da đầu bị ngứa? Và khi da đầu bị ngứa phải làm sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến da đầu bị ngứa

Có nhiều nguyên nhân khiến da đầu bị ngứa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé:

Gàu

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến da đầu bị ngứa và ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như giấc ngủ của nhiều người.

Gàu là nguyên nhân gây ngứa da đầu hàng đầu

Gàu là nguyên nhân gây ngứa da đầu hàng đầu.

Dị ứng với các sản phẩm chăm sóc tóc

Trong quá trình gội hoặc dưỡng tóc, rất có thể vẫn còn sót lại những hóa chất trong sản phẩm chăm sóc tóc và khiến cho da đầu của một số người dễ bị kích ứng.

Không những vậy, một số người hay nhuộm tóc có thể xuất hiện tình trạng da đầu bị ngứa hoặc nổi mẩn đó, hiện tượng này được gọi là viêm da dị ứng. Và thủ phạm đó chính là một thành phần có trong thuốc nhuộm gọi là para-phenylenediamine.

Bệnh vẩy nến da đầu

Có khoảng 50% những người bị bệnh vảy nến có biểu hiện bùng phát trên da đầu vào một thời điểm nào đó. Trên da đầu xuất hiện các mảng màu đỏ, bong vảy giống như gàu, vảy trắng bạc và da đầu bị khô. Người mắc bệnh vảy nến da đầu thường ngứa, với mức độ ngứa từ nhẹ đến dữ dội.

Viêm da dị ứng

Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, trong đó có da đầu. Và khi đó, người mắc bệnh lý này sẽ thấy da đầu bị mẩn đỏ, đóng vảy và thường rất ngứa. 

Căng thẳng, áp lực trong cuộc sống

Khi bạn đang gặp stress thì có thể kéo theo rất nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe, trong đó cũng có hiện tượng ngứa da đầu. Điều này đến nay chưa được giải thích một cách rõ ràng nhưng đây là nguyên nhân khiến bạn không thể chủ quan được.

Da đầu bị ngứa phải làm sao?

Dưới đây là một số cách làm giảm ngứa da đầu hiệu quả và an toàn, bạn có thể tham khảo và áp dụng nhé:

Sử dụng giấm táo

Theo các chuyên gia về tóc thì giấm táo có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng nấm. Vì vậy đây là loại nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm ngứa da đầu.

Bạn có thể thử pha loãng giấm táo trong nước ấm và sử dụng nó như một loại nước xả sau khi gội đầu để giảm gàu và ngứa da đầu.

Gội đầu bằng giấm táo là biện pháp giảm ngứa da đầu hiệu quả

Gội đầu bằng giấm táo là biện pháp giảm ngứa da đầu hiệu quả.

Dùng dầu dừa

Lợi ích của dầu dừa đối với sức khỏe và sắc đẹp được nhiều người biết đến. Thêm một cách đơn giản giúp bạn có thể đối phó với tình trạng ngứa da đầu đó chính là dùng dầu dừa. Đây là nguồn cung cấp axit lauric, một loại chất béo bão hòa có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ.

Bạn có thể làm nóng dầu dừa và dùng dầu xoa bóp nhẹ vào cả da dầu và mái tóc. Điều này không những giúp da đầu bớt ngứa mà còn nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên trong.

Gội đầu bằng sản phẩm có chứa kẽm pyrithione

Một nghiên cứu lớn cho thấy những người bị gàu và viêm da do tăng tiết bã nhờn có lượng histamine trên da đầu cao hơn gấp đôi so với những người không bị ngứa. 

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích tác động của dầu gội có chứa kẽm pyrithione đối với mức histamine. Kết quả là những người tham gia bị ngứa da đầu sử dụng dầu gội kẽm pyrithione đã giảm đáng kể mức histamine và cường độ ngứa.

Những loại dầu gội này có sẵn ở các hiệu thuốc và các cửa hàng bán lẻ khác. Lượng kẽm pyrithione trong mỗi loại dầu gội khác nhau tùy theo nhãn hiệu, vì vậy bạn có thể cần thử nghiệm để tìm loại phù hợp nhất với mình.

Ngoài ra, loại dầu gội này còn có tác dụng làm giảm sự phát triển của nấm men - một trong những nguyên nhân gây ra ngứa da đầu.

Dùng dầu gội chứa axit salicylic

Dầu gội có chứa axit salicylic có hiệu quả trong việc điều trị ngứa da đầu do bệnh vẩy nến và viêm da tiết bã nhờn. Theo các chuyên gia, axit salicylic có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ và đặc biệt hiệu quả đối với các mảng vảy, tình trạng ngứa liên quan đến bệnh vẩy nến.

Tuy nhiên, người bị dị ứng aspirin không nên sử dụng dầu gội có chứa axit salicylic.

Một số loại dầu gội chứa axit salicylic điển hình như dầu gội Isi Pharma Ilcapil KR của Pháp.

Dầu gội chứa Axit salicylic giúp giảm ngứa đầu

Dầu gội chứa Axit salicylic giúp giảm ngứa đầu.

Dầu gội chứa Ketoconazole

Ketoconazole là một chất kháng nấm phổ rộng. Nó có hiệu quả trong việc giảm nấm men malassezia. Đây là một loại nấm có thể phát triển quá mức trên da đầu và gây ra viêm nang lông malassezia, hoặc bệnh vảy nến da đầu.

Dầu gội Ketoconazole có thể làm giảm gàu, các mảng vảy và ngứa do viêm da đầu do tăng tiết bã nhờn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không sử dụng ketoconazole trên vết loét hở hoặc trên da bị sưng tấy.

Ngồi thiền

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng các hoạt động thiền sẽ giúp giảm căng thẳng, stress và có hiệu quả trong việc loại giảm tình trạng ngứa da đầu.

Bạn hoàn toàn có thể kết hợp ngồi thiền với các phương pháp khác để trị ngứa da đầu nhé.

Da đầu bị ngứa hoàn toàn có thể giải quyết hay khắc phục được, chỉ cần bạn giữ vệ sinh da đầu tốt và áp dụng một số mẹo nhỏ như trên.  Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách điều trị da dầu bị ngứa. Chúc bạn sẽ hết ngứa da đầu và có một mái tóc chắc khỏe nhé.

Lâm Khuê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Chăm sóc tóc