Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tiết lộ ngay nguyên nhân viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi!

Ngày 19/10/2023
Kích thước chữ

Bệnh nhân mắc bệnh viêm bàng quang thường được chỉ định điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh. Cùng tìm hiểu ngay lý do viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi.

Viêm bàng quang tái đi tái lại là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh. Kháng sinh là một trong những phương pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lại gặp phải tình trạng viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi. Muốn chữa được dứt điểm căn bệnh này, bạn cần biết nguyên nhân viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi. Nếu vẫn còn thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ bật mí ngay những lý do phổ biến nhất gây nên tình trạng này!

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Trước khi tìm hiểu vì sao viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Viêm bàng quang được biết đến là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính. Nhiễm trùng bộ phận này có thể bắt nguồn từ 1 trong 3 lý do chính sau:

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm bàng quang. Điều này rất dễ bắt gặp ở nữ giới do cấu trúc niệu đạo và âm đạo ở gần nhau. Vì vậy, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bàng quang thông qua đường niệu đạo. Lúc này, lớp niêm mạc sẽ bị vi khuẩn bào mòn nhanh chóng, làm mất đi khả năng bảo vệ thành bàng quang.

Theo thống kê, số lượng vi khuẩn gram (-) chiếm đến 90%, phần còn lại là vi khuẩn gram (+). Một số loại vi khuẩn gây nên căn bệnh này có thể kể đến là:

  • Escherichia coli: Chiếm khoảng 70 - 80% tổng số ca bệnh.
  • Proteus mirabilis: Có ở 10 - 15% ca bệnh.
  • Klebsiella: 5 - 10% ca bệnh.
  • Staphylococcus saprophyticus: 5 - 10% ca bệnh.
Tiết lộ ngay nguyên nhân viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi! 1
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây viêm bàng quang 

Hóa trị, xạ trị

Xạ trị là quá trình tiêu diệt những tế bào ung thư trong cơ thể bằng chùm tia phóng xạ ion hóa. Tuy nhiên, tia phóng xạ cũng chính là một trong những tác nhân trực tiếp phá vỡ mạch máu ở niêm mạc bàng quang. Điều này khiến cho lớp màng bảo vệ bàng quang bị yếu đi. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang.

Cũng giống như xạ trị, hóa trị bằng thuốc cyclophosphamide và ifosfamide cũng có thể làm tổn thương bàng quang. Khi đi vào cơ thể, 2 loại thuốc này sẽ phân hủy thành acrolein, gây nhiễm trùng bàng quang nghiêm trọng.

Biến chứng của các bệnh lý khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, viêm bàng quang cũng có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác như:

  • Phì đại lành tính hoặc u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới;
  • Sỏi, u bàng quang;
  • Hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu;
  • Đái tháo đường;
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai;
  • Người có đặt sonde dẫn lưu bàng quang hoặc can thiệp bàng quang, niệu đạo.

Viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi là do đâu?

Ngay từ giai đoạn đầu, viêm bàng quang đã thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do đó, những trường hợp viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi rất có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Do không tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Vì nhiều lý do như: Bận rộn hoặc trí nhớ kém mà người bệnh không duy trì đều đặn thói quen uống thuốc hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý bỏ thuốc khiến bệnh tái phát lại nhiều lần và dẫn đến lờn thuốc.

Tiết lộ ngay nguyên nhân viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi! 2
Viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi do rất nhiều yếu tố gây nên 

Do vệ sinh vùng kín kém

Không ít bệnh nhân sau khi điều trị bệnh nhưng không chú ý vấn đề vệ sinh vùng kín khiến vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào bàng quang và lan rộng ra. Thậm chí, vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm ngược dòng do di chuyển từ hậu môn tới niệu đạo. Vì thế, sử dụng thuốc không thể khắc phục triệt để căn bệnh này.

Do phác đồ điều trị không phù hợp

Việc kê thuốc không phù hợp không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh, mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Nó làm suy giảm sức đề kháng, khiến vi khuẩn viêm bàng quang dễ dàng xâm nhập vào sâu hơn.

Biến chứng khi điều trị viêm bàng quang không khỏi

Nếu viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi mà còn tái lại nhiều lần, nó có thể kéo theo nhiều biến chứng nặng nề. 

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, trong cả cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Đó là:

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận hay còn được biết đến là bệnh viêm đài bể thận, là một trong những biến chứng phổ biến nhất của viêm bàng quang. Sau một thời gian dài phát bệnh, vi khuẩn sẽ di chuyển dần về phía thận và tấn công vào bộ phận này. Người bị nhiễm trùng thận thường cảm thấy đau vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, buồn nôn và nôn.

Nếu thận bị tổn thương dẫn đến suy giảm chức năng lọc máu, người bệnh sẽ mắc phải căn bệnh suy thận. Bệnh lý này có thời gian tiến triển rất ngắn nên nếu đã bước vào giai đoạn cuối, người bệnh cần phải chạy thận suốt đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Tiểu ra máu, thiếu máu

Ban đầu, viêm bàng quang có thể phát triển thành bệnh viêm bàng quang xuất huyết với triệu chứng đặc trưng là tiểu ra máu. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ kéo theo bệnh thiếu máu ở nhiều người bệnh.

Tiết lộ ngay nguyên nhân viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi! 3
Viêm bàng quang tái đi tái lại gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe của người bệnh 

Vô sinh, hiếm muộn

Nam giới mắc viêm bàng quang mãn tính có tỷ lệ vô sinh rất cao. Nguyên nhân là do bàng quang và bộ phận sinh dục của phái mạnh có liên quan mật thiết đến nhau. Trong nhiều trường hợp, tinh hoàn, ống dẫn tinh và mào tinh cũng có khả năng bị nhiễm trùng. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng “tinh binh”, khiến tinh trùng và trứng khó thụ tinh.

Viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan của người bệnh. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin