Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tiêu chảy nhiễm trùng: Triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh

Ngày 08/05/2024
Kích thước chữ

Tiêu chảy nhiễm trùng là tình trạng rất phổ biến, gây ra bởi các tác nhân vi sinh xâm nhập và tấn công khiến người bệnh gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhầy nhớt. Bệnh có thể gặp ở người lớn và trẻ em, thường xuất hiện vào mùa hè.

Tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh về đường tiêu hóa, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và có thể phát triển thành dịch lớn nếu không phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị khuẩn bệnh tấn công hơn với các đối tượng khác. Ở bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh tiêu hóa này nhé.

Tìm hiểu tiêu chảy nhiễm trùng là gì?

Tiêu chảy nhiễm trùng (hay bệnh tiêu chảy) là một căn bệnh thường gặp, phát sinh bởi các tác nhân vi sinh. Các tác nhân có thể gây tiêu chảy như: Nấm men, virus, ký sinh trùng, vi khuẩn dạng campylobacter, clostridium…

Mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống, tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước vệ sinh kém. Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa, chúng sẽ gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột và rối loạn nhu động ruột. Từ đó sẽ gây viêm nhiễm, khiến người bệnh bị tiêu chảy và có cảm giác bị đau bụng.

Bệnh tiêu chảy hiện được phân thành 3 loại bao gồm: Tiêu chảy do virus, tiêu chảy do vi khuẩn và tiêu chảy do ký sinh trùng.

Tiêu chảy nhiễm trùng: Triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh 1
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là một căn bệnh thường gặp, phát sinh bởi các tác nhân vi sinh

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Tiêu chảy có rất nhiều triệu chứng, ở giai đoạn khởi phát bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như sốt hoặc tiêu chảy. Ở giai đoạn toàn phát bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng rõ rệt và phổ biến nhất khi bị bệnh. Người bệnh sẽ bị đau và khó chịu ở vùng bụng, dọc theo khung đại tràng. Tùy vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng mà mức độ đau sẽ có sự khác nhau. Những cơn đau thường kéo dài 3 - 4 phút mỗi lần và cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Tiêu chảy: Khi mầm bệnh xâm nhập vào sâu bên trong đường tiêu hóa, chúng sẽ gây ra triệu chứng tiêu chảy với tần suất cao. Người bệnh có thể đi ngoài từ khoảng 3 - 30 lần/ngày, gây cảm giác khó chịu. Phân thường lỏng, có màu đục như nước vo gạo, kèm theo nhầy máu, mùi tanh hoặc khắm.
  • Buồn nôn, nôn: Khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân thường có cảm giác chán ăn, buồn nôn, nôn. Triệu chứng này kết hợp với triệu chứng tiêu chảy sẽ khiến người bệnh rất mệt mỏi, kiệt sức, giảm cân, hốc hác.
  • Mất nước: Khi tiêu chảy quá nhiều, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng mất nước và chất điện giải khiến da khô, môi khô, mắt lờ đờ, mắt trũng, tim đập yếu, hạ thân nhiệt.
  • Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác như: Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng…
Tiêu chảy nhiễm trùng: Triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh 2
Triệu chứng của tiêu chảy nhiễm trùng bạn nên biết

Cần làm gì khi bị tiêu chảy?

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân cần đến phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Thông qua các xét nghiệm, chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng do virus, các triệu chứng thường kéo dài khoảng vài ngày. Với trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, các triệu chứng thường kéo dài hơn, cần phải khắc phục sớm để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: Xuất huyết, liệt cơ, bệnh dạ dày

Khi bị tiêu chảy nhiễm trùng, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị như:

  • Với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, bổ sung nhiều nước hoặc chất điện giải. Bên cạnh đó là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những loại thức ăn dễ tiêu hóa. Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần dùng đến thuốc, bệnh nhân cũng không nên tự ý sử dụng thuốc chống tiêu chảy.
  • Với trường hợp nặng, người bệnh có dấu hiệu nôn, khó ăn, tiêu chảy, mệt mỏi… cần được đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể được truyền nước, điện giải thông qua đường tĩnh mạch hoặc được chỉ định uống kháng sinh.
Tiêu chảy nhiễm trùng: Triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh 3
Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh

Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Để phòng ngừa bệnh, bệnh nhân nên chú ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh ăn uống cá nhân: Nên ăn uống chín, đậy thức tránh ruồi nhặng. Rửa tay thật sạch với nước và xà phòng trước khi ăn cũng là biện pháp cần thiết.
  • Bổ sung men tiêu hóa, sữa chua uống mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh để hạn chế vi khuẩn xâm nhập bằng đường uống.
  • Với trẻ nhỏ: Mẹ nên cho trẻ uống vitamin A giúp hạn chế tiêu chảy. Bên cạnh đó là tiêm phòng sởi giúp gián tiếp phòng ngừa tiêu chảy, bởi tiêu chảy thường xảy ra khi trẻ bị bệnh sởi.

Bài viết trên là những thông tin về bệnh tiêu chảy nhiễm trùng mà bạn có thể tham khảo. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các thông tin về bệnh tiêu hóa khi cần thiết nhé.

Xem thêm: 

Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy mãn tính và cách điều trị

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.