Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và kiêng gì?

Ngày 04/05/2023
Kích thước chữ

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 không được kiểm soát tốt vấn đề ăn uống có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và kiêng ăn gì sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là từ chế độ ăn uống không hợp lý, lâu ngày dẫn đến tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người bệnh đã nỗ lực kiêng khem, nhưng chỉ số đường huyết vẫn cao. Các bác sĩ giải thích cho hiện trạng này là bởi bệnh nhân chưa biết tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và tiểu đường tuýp 2 kiêng ăn gì. Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên ăn - kiêng ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường tuýp 2

Đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2, xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý là yếu tố tiên quyết giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt. Người bệnh không nên kiêng khem quá đà, mà cần áp dụng các nguyên tắc sau trong chế độ ăn uống của mình:

Không có thực phẩm nào là tuyệt đối không được ăn với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, mà chỉ phải hạn chế hấp thụ một lượng nhất định.

Thực đơn của bệnh nhân tiểu đường vẫn cần có đủ các chất như carbohydrate (tinh bột, đường) 45 - 60%, lipit (chất béo) 20 - 30%, protein (chất đạm) 12 - 20%. Tuy nhiên, lượng carbohydrate cần hạn chế hoặc giảm xuống.

tieu-duong-tuyp-2-nen-an-gi-1.jpg
Bệnh nhân tiểu đường vẫn cần ăn đủ các chất, đa dạng thực phẩm

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhạt và ít muối.

Người bệnh tiểu đường cần ăn ít nhất 3 bữa/ngày, tránh ăn lúc quá đói dẫn đến tình trạng đường huyết tăng nhanh cấp tính. Nên chia nhỏ 5 - 6 bữa ăn mỗi ngày, trong đó gồm 3 bữa chính với các mức năng lượng và giờ ăn phân bổ như sau:

  • Bữa sáng lúc 7 giờ: 20%.
  • Bữa phụ sáng 9 giờ 30: 10%.
  • Bữa trưa 12 giờ: 25%.
  • Bữa chiều 15 giờ 30: 10%.
  • Bữa tối 18 - 19 giờ: 25%.
  • Bữa phụ đêm trước 21 giờ: 10%.
tieu-duong-tuyp-2-nen-an-gi-2.jpg
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn kiêng và ăn đúng giờ

Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn cho người bị tiểu đường hàng ngày thực phẩm có chỉ số glycemic (GI) thấp. Chỉ số GI là thước đo tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm giàu bột đường. Thực phẩm có chỉ số GI ≤ 55 là thích hợp với người bệnh bị tiểu đường tuýp 2.

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì?

Nếu đang băn khoăn tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì, dưới đây là các nhóm thực phẩm mà người bệnh có thể ăn thoải mái mà không lo làm tăng đường huyết trong máu.

Rau xanh - bổ sung nhiều chất xơ

Rau xanh là thực phẩm mà người tiểu đường tuýp 2 nên ăn nhiều để bổ sung chất xơ, khoáng chất và vitamin cho cơ thể. Đặc biệt, carbohydrate dạng phức hợp và chất xơ trong rau xanh giúp tạo cảm giác no lâu, tránh việc người bệnh thèm ăn, ăn nhiều làm tăng lượng đường huyết. 

Các loại rau xanh người tiểu đường nên ăn là: Súp lơ, xà lách, bông cải xanh, măng tây, đậu xanh, bí đao, hành, ớt, cà chua,.... Hạn chế các loại rau củ nhiều đường như ngô, củ cải đường, khoai tây, khoai lang, khoai mỡ, đậu Hà Lan,...

Trái cây - bổ sung vitamin

Trái cây cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trái cây cũng chứa lượng đường cao. Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì khi lựa chọn trái cây? Chỉ nên chọn các loại quả mọng với chỉ số đường huyết GI thấp như: Cam, quýt, mận, bưởi, đào, ổi, táo, lê, việt quất, mâm xôi,...

tieu-duong-tuyp-2-nen-an-gi-3.jpg
Tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì? Ăn nhiều rau xanh và trái cây quả mọng, tươi

Người tiểu đường không nên ăn các loại hoa quả sấy khô. Bởi các loại hoa này đã bị loại bỏ hết nước, lượng đường trong quả sẽ cao gấp 3 lần so với hoa quả tươi. Vì vậy, người bệnh dễ bị tăng đường huyết đột biến khi ăn hoa quả sấy khô. Ngoài ra, cũng không nên ăn hoa quả dầm đường, nước ép trái cây có đường.

Đậu và các loại đậu

Tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì? Hãy chọn các loại đậu là nguồn chất xơ và protein dồi dào. Những thực phẩm này sẽ giúp hạn chế việc hấp thu carbohydrate từ các thực phẩm khác. Người đái tháo đường tuýp 2 nên ăn các loại đậu lăng, đậu gà.

Người tiểu đường tuýp 2 nên ăn bơ, sữa

Trong sữa chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, bao gồm cả protein và canxi. Sữa còn kích thích khả năng tiết insulin ở người bị tiểu đường. Vậy đường tuýp 2 nên ăn gì trong nhóm sữa? Chỉ nên dùng các loại sữa, sữa chua, phô mai nguyên chất ít đường hoặc không đường, chế phẩm từ sữa ít béo hoặc tách béo để hạn chế việc tăng đường huyết. 

Lưu ý, kể cả với chế phẩm từ sữa không đường thì vẫn chứa một lượng carb có khả năng tăng đường huyết. Do vậy, người bệnh tiểu đường chỉ nên uống 1 ly sữa khoảng 236ml/ngày vào bữa phụ trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Ngũ cốc nguyên hạt

Tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì? Đừng bỏ qua các loại ngũ cốc nguyên hạt. Các loại ngũ cốc nguyên hạt đòi hỏi thời gian tiêu hóa lâu hơn, giúp làm giảm lượng đường máu. Người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, kiều mạch, lúa mạch, gạo lứt,... để hạn chế lượng carb hấp thu vào cơ thể.

tieu-duong-tuyp-2-nen-an-gi-4.jpg
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người tiểu đường tuýp 2

Chất béo tốt

Người bị đái tháo đường vẫn cần bổ sung các thực phẩm chứa chất béo tốt như omega-3, alpha-lipoic acid,... Đây là chất béo tham gia vào quá trình cấu trúc và hình thành tế bào và hormon của cơ thể. Đặc biệt, alpha-lipoic acid còn hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến biến chứng do bệnh tiểu đường. 

Các loại thực phẩm chứa chất béo tốt cho người tiểu đường là: Các loại cá (cá hồi, cá thu, cá trích,...), các loại hạt (hạt điều, hạnh nhân, óc chó…), dầu chiết xuất từ thực vật (dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành, dầu oliu).

Tiểu đường tuýp 2 nên ăn thực phẩm giàu protein

Protein đóng vai trò quan trọng hỗ trợ kiểm soát đường máu. Dưỡng chất này có tốc độ tiêu hóa chậm, giúp cho đường huyết tăng ít. Vì vậy, nếu hỏi tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì trong các loại thịt? Câu trả lời là các loại thực phẩm như: Thịt ức gà không da, phi lê cá, trứng,...

Người bị tiểu đường tuýp 2 kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người tiểu đường tuýp 2 cũng cần tránh và hạn chế dung nạp các loại thực phẩm gây tăng đường huyết nhanh.

Đồ uống và thực phẩm chứa đường

Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường fructose, một loại đường gây kháng insulin và gián tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Nếu ăn uống nhiều nước ngọt và thực phẩm chứa nhiều đường sẽ khiến bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, tăng cholesterol xấu, gan nhiễm mỡ,...

Người bị tiểu đường tuýp 2 nên tránh các loại đồ uống có gas, cà phê sữa, sữa nguyên kem, trái cây sấy, mứt, chè,...

tieu-duong-tuyp-2-nen-an-gi-5.jpg.jpeg
Người tiểu đường tuýp 2 không nên ăn thực phẩm nhiều đường, tinh bột đã tinh chế và các loại chất béo chuyển hóa

Tinh bột đã tinh chế

Bánh mì trắng, mì, nui, cơm trắng, ngũ cốc đóng gói, bánh ngọt chứa hàm lượng tinh bột tinh chế lớn, khiến tăng đường huyết nhanh ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Các loại tinh bột này chứa ít chất xơ và lượng carb cao dễ hấp thụ vào máu. 

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) và giảm lượng cholesterol tốt (HDL), khiến bệnh nhân tiểu đường dễ gặp các biến chứng kháng insulin và tăng viêm. Vì vậy, tiểu đường tuýp 2 kiêng ăn gì đối với các loại chất béo chuyển hóa như: Thịt xông khói, bỏng ngô, xúc xích, snack, khoai tây chiên, thức ăn nhiều dầu mỡ.

>> Tìm hiểu ngay thuốc Forxiga 10mg điều trị tiểu đường tuýp 2 ở người trưởng thành.

Trên đây là những tư vấn người bị tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì và kiêng ăn gì. Khi biết những loại thực phẩm nên ăn và tiểu đường tuýp 2 kiêng ăn gì giúp người bệnh có thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe, cũng như tránh bị tăng đường huyết.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin