Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Tìm hiểu bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và một số điều cần lưu ý

Ngày 23/05/2023
Kích thước chữ

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi? Đây là một vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi có con nhỏ. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết được loại thuốc nào có thể giúp bé nhanh chóng hồi phục.

Đối với trẻ nhỏ bị ho có đờm và sổ mũi, việc lựa chọn loại thuốc phù hợp là điều quan trọng để giúp bé khỏi bệnh nhanh chóng. Bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng thuốc Tây, thuốc từ thảo dược hay tham khảo các bài thuốc dân gian? Đừng lo lắng, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm ra đáp án cho câu hỏi: "Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi?".

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nếu dùng thuốc Tây?

Khi bé có những triệu chứng ho đờm nặng và có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt cao, ho ra đờm đặc, ho khan vào ban đêm gây khó ngủ, ba mẹ thường có thắc mắc về việc sử dụng thuốc Tây để giúp bé dễ chịu hơn. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây trị ho đờm cho trẻ nhỏ cần được cân nhắc kỹ, vì nó có thể có những tác dụng phụ đáng lo như kích động, co giật đối với trẻ dưới 2 tuổi, cũng như gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như suy hô hấp, tím tái, tim đập nhanh. Bên cạnh đó, sử dụng quá liều thuốc Tây có thể gây tác động tiêu cực lên gan và thận, gây suy gan, suy thận, có nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của bé. 

Tìm hiểu bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và một số điều cần lưu ý 1
Việc sử dụng thuốc Tây cho trẻ cần được cân nhắc kỹ

Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Tây để trị ho cho bé, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ và không tự ý cho bé uống thuốc. Điều này rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe tốt nhất cho bé yêu của bạn.

Các loại siro ho thảo dược cho bé bị ho có đờm sổ mũi

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Nhiều bậc phụ huynh khi gặp phải vấn đề này thường lựa chọn sử dụng siro ho thảo dược cho bé.

Siro ho thảo dược có những ưu điểm sau:

  • Có vị ngọt và mùi thơm, dễ dàng khiến bé yêu thích.
  • Sản phẩm chứa các thành phần thảo dược tự nhiên như ô mai, mật ong, hoa cúc, lá thường xuân..., giúp đảm bảo an toàn và lành tính cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Giúp giảm ho, trị cơn ho, tiêu đờm.
  • Hỗ trợ hồi phục niêm mạc mũi, họng và tăng sức đề kháng của bé.

Tuy nhiên, siro ho thảo dược cũng có nhược điểm:

  • Không thể trị dứt điểm ho cho bé.
  • Hiệu quả của sản phẩm cao khi bé bị ho nhẹ, tuy nhiên có thể mang lại hiệu quả chậm khi bé bị ho nặng.
Tìm hiểu bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và một số điều cần lưu ý 2
Nhiều phụ huynh thường thắc mắc bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì 

Dưới đây là danh sách những loại siro ho thảo dược phổ biến nhất được sử dụng để trị ho có đờm và sổ mũi cho bé. Mẹ có thể tham khảo để chọn được loại siro phù hợp nhất cho bé yêu của mình!

Siro ho Bảo Thanh - lựa chọn hiệu quả cho bé ho đờm và sổ mũi

Siro ho Bảo Thanh là một sản phẩm giúp giảm ho nhanh, tiêu đờm, bổ phế và hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản cho bé. Thành phần chính của sản phẩm bao gồm các vị thuốc Đông y như ô mai, vỏ quýt, mật ong, xuyên bối mẫu, trần bì và cam thảo.

Đối tượng sử dụng và liều dùng:

  • Trẻ em dưới 3 tuổi dùng liều uống 5ml/lần x 3 lần/ngày.
  • Trẻ em trên 3 tuổi dùng liều uống 10ml/lần x 3 lần/ngày.
  • Người lớn dùng liều uống 15ml/lần x 3 lần/ngày.

Siro ho Bảo Thanh không được khuyến nghị sử dụng cho những người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Prospan - thuốc ho thảo dược cho bé

Công dụng chính của Prospan là tiêu nhầy, long đờm, chống co thắt và giảm ho. Đây là một lựa chọn hiệu quả để điều trị các triệu chứng ho kèm theo trong các bệnh lý viêm đường hô hấp mãn tính và cấp tính.

Prospan có hai loại sản phẩm dành riêng cho trẻ em ở các nhóm tuổi khác nhau:

  • Prospan Siro (chai siro 100ml): Có vị anh đào ngọt dịu, dùng cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi với liều dùng 2,5ml/lần x 3 lần/ngày.
  • Prospan Forte dạng gói (hộp 21 gói, mỗi gói 5ml): Có vị bạc hà the mát, dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với liều dùng 2 túi/ngày.

Thành phần chính của thuốc ho thảo dược Prospan là dược liệu cao lá thường xuân, kết hợp với 3 tiêu chí quan trọng: Không chứa cồn, không chứa đường và không chất tạo màu. Điều này đảm bảo rằng Prospan rất an toàn cho trẻ nhỏ, do đó ba mẹ có thể yên tâm sử dụng cho bé yêu của mình.

Tìm hiểu bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và một số điều cần lưu ý 3
Thuốc ho Prospan là lựa chọn an toàn cho trẻ nhỏ

Siro ho Ích Nhi chữa ho có đờm sổ mũi cho bé

Công dụng của siro ho Ích Nhi là biện pháp hỗ trợ giải cảm, giảm hắt hơi, ho, nghẹt mũi, tiêu đờm và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ.

Thành phần của sản phẩm bao gồm húng chanh, mạch môn, mật ong, đường phèn, gừng, cát cánh, quất và tá dược vừa đủ.

Đối tượng sử dụng và liều dùng:

  • Trẻ từ 0 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi: Uống 5ml/lần x 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 1 tuổi đến dưới 3 tuổi: Uống 10ml/lần x 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Uống 15ml/lần x 3 lần/ngày.

Siro ho Ích Nhi không được khuyến nghị sử dụng cho trẻ mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Những điều cần lưu ý khi bé bị ho có đờm sổ mũi

Khi bé gặp vấn đề liên quan đến đường hô hấp như ho đờm và sổ mũi, bên cạnh việc tìm lời giải đáp cho vấn đề bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì, ba mẹ cần lưu ý:

Chăm sóc bé đúng cách để cải thiện ho và sổ mũi

Để chăm sóc bé yêu một cách đúng cách, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Vệ sinh mũi họng cho bé: Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé 1 - 2 lần/ngày để loại bỏ chất nhầy, đờm và bụi bẩn bên trong. Điều này giúp đường thở của bé thông thoáng hơn và giúp bé hô hấp dễ dàng hơn. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý đặc biệt dành riêng cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn và làm sạch mũi cho bé.
  • Tránh bé bị lạnh: Khi bé cảm thấy lạnh, triệu chứng ho và sổ mũi có thể trở nên nặng hơn. Mẹ cần giữ ấm cơ thể bé bằng cách quấn thêm khăn, đeo bao tay và bao chân cho bé, đặc biệt là trong những ngày lạnh giá của mùa đông.
  • Đảm bảo bé nằm với đầu cao: Khi bé ngủ, hãy kê đầu bé cao hơn so với thân để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong, gây khó thở cho bé. Điều này giúp nước mũi và dịch tiết dễ dàng thoát ra bên ngoài, giúp bé thở dễ dàng hơn và có giấc ngủ ngon hơn.
Tìm hiểu bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và một số điều cần lưu ý 4
Mẹ nên giữ ấm cho bé để tránh ho và sổ mũi nặng hơn khi bé cảm lạnh

Chế độ ăn uống khoa học cho bé khi bị ho và sổ mũi

Để điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé một cách khoa học, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Đảm bảo bé uống đủ nước: Việc uống nhiều nước ấm giúp làm loãng các chất nhầy trong đường hô hấp, giúp bé dễ ho và xì mũi, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và đờm nhớt khỏi cơ thể. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể không cần bổ sung nước thêm vì sữa mẹ đã cung cấp đủ dưỡng chất và nước cho bé. Tuy nhiên, đối với bé lớn hơn, mẹ nên bổ sung 1 - 2 cốc nước mỗi ngày.
  • Lựa chọn thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu: Trẻ bị ho nhiều có thể gặp tổn thương hầu họng. Do đó, trong thời gian này, mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu như súp, cháo, sữa để hạn chế tình trạng đau rát và khó nuốt khi ăn của bé.
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Mẹ nên bổ sung cho bé những thực phẩm như cam, quýt, ổi, bông cải xanh, ớt chuông và khoai tây.

Hy vọng qua bài viết trên, ba mẹ đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: “Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi?”. Nhìn chung, khi bé bị ho có đờm sổ mũi, sự lựa chọn đúng loại thuốc rất quan trọng để hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm và làm sạch đường hô hấp cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phải xử lý thế nào? 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm