Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phải xử lý thế nào?

Ngày 28/05/2023
Kích thước chữ

Hiện nay, tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho diễn ra khá phổ biến, nhất là với những trẻ có sức đề kháng kém. Dù chưa hẳn là một căn bệnh cụ thể, nhưng tình trạng này diễn ra sẽ khiến trẻ khó chịu thậm chí là gây khó thở cho bé.

Vậy việc trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho xuất phát từ nguyên nhân nào? Cha mẹ cần xử trí như thế nào cho thích hợp? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp ngay nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho

Tình trạng có đờm trong cổ họng của bé có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu liên quan đến các vấn đề hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi... Những bệnh lý này thường làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của hệ hô hấp, gây kích thích và sản sinh ra lượng đờm trong cổ họng trẻ.

Một vài nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho có thể kể đến như: 

Phản xạ tự nhiên của cơ thể

Khi có sự xâm nhập từ những tác nhân bên ngoài vào tế bào hệ hô hấp, chất nhầy trong đờm được tiết ra để đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch đường hô hấp, đồng thời tống khứ các chất lạ khỏi phổi. 

Ngoài ra, đờm còn chứa một số tế bào miễn dịch quan trọng, chúng có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chúng xâm nhập vào phổi và gây ra nguy cơ nhiễm trùng.

Trào ngược dịch vị dạ dày 

Trào ngược dạ dày là một nguyên nhân khác gây ra tình trạng có đờm ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt sau khi bú sữa mẹ, bé thường xảy ra hiện tượng nôn trớ khiến dịch vị dạ dày trào ngược và tăng sinh lượng đờm trong cổ họng.

Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phải xử lý thế nào? 1
Trào ngược dịch vị dạ dày khiến trẻ tăng sinh lượng đờm ở họng

Viêm amidan

Tình trạng viêm amidan cũng có thể là tác nhân chính dẫn đến hiện tượng không ho nhưng có đờm ở trẻ. Khi mắc bệnh này, trẻ sẽ kèm theo đó một số triệu chứng như sốt, sưng và đau rát họng, cảm thấy đau khó chịu khi nuốt…

Nhiễm trùng đường hô hấp

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp như viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm phổi cũng khiến trẻ tăng tiết dịch nhầy ở mũi và chảy xuống khoang họng gây ứ đờm, viêm đường hô hấp dưới. Ngoài ra, trẻ có thể kèm theo các hiện tượng khó thở, thở nhanh, khó chịu ở cổ do nhiều đờm nhưng không ho…

Dấu hiệu thường gặp khi trẻ có đờm nhưng không ho

Để nhận biết trẻ có đờm trong cổ họng hay không, cha mẹ có thể chú ý đến những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ thường quấy khóc và có triệu chứng sốt khi bú hoặc nuốt thức ăn.
  • Trẻ có biểu hiện đau trong cổ họng và gặp khó khăn khi nuốt thức ăn, đặc biệt đối với trẻ lớn hơn.
  • Có sự xuất hiện của hạch ở vùng cổ gần tai. Khi bấm vào vùng này, trẻ có thể khóc vì đau.
  • Vòm họng bị viêm, có màu đỏ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, thường quấy khóc và khó ngủ.
  • Nếu đờm là do vi rút, trẻ cũng có thể có những triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi, cảm giác đau nhức cơ thể, mệt mỏi và quấy khóc.
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phải xử lý thế nào? 2
Thường xuyên quấy khóc về đêm là biểu hiện trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho

Cách xử lý đờm ở họng cho trẻ

Nhằm xử lý hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, cha mẹ có thể áp dụng ngay các phương pháp từ nguyên liệu có sẵn tại nhà dưới đây.

Kết hợp hành tây và đường phèn

Trong hành tây chứa chất phytoncide như allicin - một hoạt chất có tính kháng khuẩn cao có thể tiêu diệt vi khuẩn như E.coli và Salmonella. 

Nguyên liệu:

  • Hành tây: 200g;
  • Đường phèn: 50g.

Cách thực hiện:

  • Gọt vỏ và rửa sạch hành tây, sau đó thái nhỏ thành hạt lựu.
  • Trộn hành tây với đường phèn trong một chén thủy tinh nhỏ.
  • Đặt chén vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 - 45 phút.
  • Sau khi hấp hãy chắt lấy nước rồi để nguội dùng dần.

Mỗi lần sử dụng khoảng 1 muỗng cà phê và cho bé uống trực tiếp. Có thể sử dụng 2 - 3 lần trong ngày và dùng liên tục trong khoảng 3 ngày để thấy hiệu quả.

Kết hợp củ cải trắng và lê

Củ cải trắng và lê là hai thành phần tự nhiên có công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện các triệu chứng ho do viêm đường hô hấp. Trong củ cải trắng chứa hoạt chất Raphanin, có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Do vậy, sự kết hợp này sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho nhanh chóng.

Nguyên liệu:

  • Lê: 500g;
  • Củ cải trắng: 500g;
  • Gừng tươi: 150g;
  • Mật ong 2 thìa cafe.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và gọt vỏ các nguyên liệu sau đó ép lấy nước.
  • Cho hỗn hợp nước ép trên vào nồi và đun sôi.
  • Khi hỗn hợp sôi, tiếp tục đun trong khoảng 2 phút.
  • Thêm 2 muỗng cafe mật ong vào nồi rồi đun cho đến khi hỗn hợp sệt lại là có thể tắt bếp.

Mỗi lần sử dụng, mẹ hãy pha 1 thìa nhỏ hỗn hợp với khoảng 100ml nước ấm và cho bé uống sau khi ăn khoảng 30 phút. Lưu ý trẻ trên 1 tuổi mới có thể sử dụng mật ong.

Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phải xử lý thế nào? 3
Raphanin trong củ cải trắng giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn

Kết hợp mật ong và chanh tươi

Chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ một cách hiệu quả. Đặc biệt, lượng tinh dầu có trong vỏ chanh cũng có khả năng giảm ho và long đờm một cách hiệu quả. Do đó, sự kết hợp giữa mật ong và chanh sẽ là một liệu pháp tự nhiên an toàn giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng có đờm ở trẻ sơ sinh nhanh chóng. 

Nguyên liệu: 

  • ¼ quả chanh tươi;
  • Nước ấm 100ml;
  • Mật ong 2 thìa cafe.

Cách thực hiện:

  • Khuấy đều 2 mật ong với 100ml nước ấm sau đó thêm chanh vào hỗn hợp.
  • Cho trẻ uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy, duy trì đều đặn mỗi ngày cho đến khi trẻ khỏi hoàn toàn. Chỉ nên cho trẻ uống mật ong khi trẻ trên 1 tuổi.

Cha mẹ cần chăm sóc thế nào khi trẻ có đờm nhưng không ho?

Phụ huynh thường có xu hướng chú trọng vào việc dùng thuốc ho để điều trị cho bé một cách nhanh chóng, nhưng trên thực tế cách chăm sóc của cha mẹ mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của bé. Do đó, để tăng cường đề kháng và giúp bé cải thiện tình trạng đờm ra khỏi họng, cha mẹ cần lưu ý điều chỉnh chế độ chăm sóc của mình sao cho khoa học nhất. 

Chế độ ăn uống hàng ngày

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc chăm sóc trẻ, bố mẹ cần chú ý một số thông tin sau:

  • Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm làm tăng đờm như sữa chua, bơ, pho mát…
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng, tiếp tục cho trẻ bú mẹ và tăng cường bổ sung nước nếu trẻ trên 6 tháng để giúp tiêu đờm nhanh hơn.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm từ đậu để tránh ứ đọng nhiều chất nhầy và đờm.
  • Thường xuyên cho trẻ uống nước ép trái cây tươi (trẻ trên 6 tháng) để giữ cổ họng thông thoáng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phải xử lý thế nào? 4
Bổ sung nước ép trái cây giúp trẻ tăng cường sức đề kháng

Vệ sinh môi trường xung quanh 

Để đảm bảo bé con luôn có được sức khỏe ổn định, cha mẹ cần chú ý đến việc vệ sinh không gian vui chơi và nghỉ ngơi của bé. Một môi trường sạch sẽ, thoáng mát, không bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm của khói bụi sẽ giúp các con nhanh chóng phục hồi và tránh xa được các bệnh lý về đường hô hấp. 

  • Hãy lưu ý vệ sinh đồ chơi của bé sau khi chơi để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.
  • Tạo cho bé một môi trường vui chơi thoáng đãng, nơi bé có thể hít thở không khí trong lành, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tránh những tác nhân gây hại đến sức khỏe.
  • Đặc biệt, hãy đảm bảo độ ẩm trong phòng ở mức vừa phải, không quá khô để bé luôn cảm thấy thoải mái.

Hy vọng bài viết được Nhà Thuốc Long Châu mang đến hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, từ đó có thể biết thêm nhiều kiến thức và áp dụng đúng biện pháp phù hợp để chăm sóc cho con em của mình ngay tại nhà nhé!

Xem thêm: Nguyên nhân nào gây ho ở trẻ dưới 1 tuổi? Cách chữa ho có đờm cho trẻ dưới 1 tuổi

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin