Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy không đe dọa tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy viêm da dị ứng là gì? Các dạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về viêm da dị ứng trong bài viết này nhé.
Trẻ sơ sinh vốn có làn da mỏng manh, nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh về da liễu, trong đó có viêm da dị ứng. Đây là một căn bệnh thường gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ sơ sinh.
Viêm da dị ứng hay chàm là bệnh viêm da phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai nhưng thường xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở trẻ em lên tới 33%. Bệnh không có tính lây nhiễm và có thể tự khỏi sau khi trưởng thành. Tuy nhiên ba mẹ cũng không nên chủ quan với da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, hệ miễn dịch còn yếu rất dễ xảy ra biến chứng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách.
Đây là căn bệnh da liễu gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Viêm da dị ứng thường được chia làm 2 mức độ gồm viêm da dị ứng cấp tính và viêm da dị ứng mãn (mạn) tính. Trong đó, viêm da dị ứng cấp tính thường kéo dài từ vài ngày cho tới vài tháng với triệu chứng da phù nề, nóng rát, ửng đỏ, có mụn nước, thậm chí chảy dịch,… Còn viêm da dị ứng mãn tính là tình trạng viêm da dị ứng tái đi tái lại nhiều lần với mức độ tổn thương da nghiêm trọng hơn. Ở mức độ này, việc điều trị cũng cần nhiều thời gian và khó khăn hơn rất nhiều.
Tùy vào các dạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ khác nhau sẽ có triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng phổ biến ở trẻ bị viêm da dị ứng như:
Nhiều ba mẹ chủ quan cho rằng viêm da dị ứng ở trẻ là bệnh lý đơn giản không nghiêm trọng nên không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu trẻ bị bệnh nhẹ và có chỉ dẫn của bác sĩ. Trên thực tế, bệnh viêm da dị ứng có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Những triệu chứng của bệnh như ngứa, khô da, mẩn đỏ,... có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí bỏ ăn và mất ngủ. Đây đều là những yếu tố gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ cảm thấy ngứa thường xuyên gãi và chạm vào vùng da tổn thương có thể gây ra tình trạng viêm da dị ứng bội nhiễm. Tình trạng này có thể để lại những vết sẹo kéo dài, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi trẻ bước vào độ tuổi trưởng thành.
Đây là loại viêm da dị ứng xảy ra khi da nổi ban sau khi tiếp xúc với một số hóa chất như xà phòng, thuốc tẩy,... Phản ứng này có thể do phản ứng dị ứng hoặc không dị ứng nhưng rất khó để phân biệt. Có 2 dạng viêm da tiếp xúc là viêm da tiếp xúc kích thích và dị ứng.
Loại viêm da tiếp xúc kích thích thường gây ra cảm giác đau nhiều hơn là ngứa do da bị phá hỏng khi tiếp xúc với tác nhân gây hại. Thời gian tiếp xúc càng dài, nồng độ hóa chất càng cao thì mức độ phản ứng trên da càng nặng. Để tránh mắc tình trạng này, hãy cho trẻ tránh xa các tác nhân gây ra phản ứng và điều trị theo triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da do sự phá hủy lâu dài. Đối với viêm da tiếp xúc dị ứng, trẻ thường xuất hiện triệu chứng đỏ, ngứa, mụn nước,... do các tác nhân như nước hoa, thuốc nhuộm, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da,...
Đây là một trong các dạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ thường gặp ở những trẻ có gen dị ứng hoặc cơ địa dị ứng. Viêm da dị ứng cơ địa rất khó kiểm soát hoàn toàn và rất dễ tái phát. Bên cạnh đó, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
Viêm da cơ địa thường xuất hiện nhiều ở mặt, khuỷu tay và đầu gối với triệu chứng khô da, da nổi sần, ngứa ngáy rất khó chịu. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa chủ yếu là do tiền sử gia đình, cơ địa dị ứng hoặc do các yếu tố bên ngoài như thay đổi thời tiết quá nóng, quá lạnh,...
Viêm da dị ứng nổi mề đay thường gây ra các nốt sần màu đỏ với hình dạng không rõ ràng, ngứa ngáy và sưng tấy. Tình trạng này có thể kèm theo sốt, chóng mặt, khó thở, phù mạch,... Nguyên nhân gây ra nổi mề đay thường do trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn, các vật thể lạ xâm nhập qua da hoặc đường hô hấp gây bệnh. Bên cạnh đó, dị ứng thức ăn, hải sản, thuốc hoặc tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, thay đổi thời tiết,... cũng là nguyên nhân gây ra mề đay.
Phát ban là tình trạng vùng da nông bị sưng, ngứa, đỏ và có thể thay đổi về kích thước. Phát ban có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể. Nguyên nhân là do chất histamin gây nhiều triệu chứng dị ứng trong lớp da trên.
Phù mạch là tình trạng lớp da sâu bị sưng. Phù mạch không gây đỏ da hay ngứa và thường xuất hiện ở mi mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Trẻ có thể bị cùng lúc phát ban và phù mạch tại cùng vị trí hoặc tách biệt trên cơ thể.
Bên cạnh các dạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ thì biện pháp phòng ngừa cũng là điều chúng ta cần nắm rõ. Để bảo vệ làn da của trẻ, ba mẹ cần tránh trẻ tiếp xúc với các các tác nhân khiến da phản ứng như hóa chất hay thức ăn. Dưới đây là một số cách chăm sóc và phòng ngừa viêm da dị ứng ba mẹ có thể tham khảo:
Trên đây là những thông tin về các dạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, từ đó có cách chăm sóc trẻ khoa học để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.