Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách chăm sóc trẻ bị hăm đỏ hậu môn hiệu quả tại nhà

Ngày 09/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn là tình trạng khá phổ biến khi dùng bỉm thường xuyên. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ bỉm sữa vẫn bỡ ngỡ chưa biết cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn như thế nào.

Làn da của trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Trong đó, hăm đỏ hậu môn và các vùng da nách, bẹn, mông… là rất phổ biến.

Hăm đỏ hậu môn hay hăm tã khiến vùng da hậu môn của trẻ bị đỏ, đau rát khiến trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ và khả năng ăn uống của trẻ. Nặng hơn, trẻ có thể bị nhiễm nấm khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Trẻ bị hăm đỏ hậu môn do nguyên nhân gì?

Không chỉ trẻ đóng bỉm thường xuyên mới bị hăm mà những trẻ không sử dụng bỉm cũng có thể bị tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hăm đỏ ở trẻ

Vệ sinh không sạch sẽ

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ em. Da trẻ rất mỏng và nhạy cảm, nếu không vệ sinh cẩn thận sau khi bé tiểu, đại tiện thì chất bẩn vẫn còn bám trên da gây kích ứng, viêm đỏ. 

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị hăm đỏ hậu môn hiệu quả tại nhà
Vệ sinh không sạch khiến nước tiểu, phân còn bám trên da gây hăm

Việc lau rửa chậm cũng có thể khiến trẻ bị hăm do trong bỉm có chứa nước tiểu, phân của bé nếu da tiếp xúc trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công da bé.

Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn do tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ đi đại tiện nhiều lần, da vùng hậu môn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với chất thải. Hơn nữa, việc vệ sinh cho bé sau khi đại tiện cũng gây cọ xát da nhiều hơn. Chính điều này khiến vùng da này dễ bị viêm, mẩn đỏ.

Do sử dụng bỉm thường xuyên hoặc chất liệu bỉm gây kích ứng

Một số chất liệu bỉm không phù hợp, bỉm kém chất lượng có thể khiến da trẻ mẩn đỏ dù được vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, mặc bỉm hoặc quần áo quá chật, thấm hút kém cũng khiến bề mặt bỉm, quần áo cọ xát lên da gây tổn thương vùng da hậu môn.

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị hăm đỏ hậu môn hiệu quả tại nhà 1
Đóng bỉm thường xuyên dễ khiên trẻ bị hăm đỏ hậu môn

Do bệnh lý khác

Nhiễm nấm, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn thường gặp. Trong trường hợp này, mẹ cần cho trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị hăm đỏ hậu môn ba mẹ cần chú ý

Khi trẻ bị hăm đỏ vùng hậu môn, ba mẹ có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu sau:

Ở giai đoạn đầu, xuất hiện những đốm ửng hồng, ửng đỏ xung quanh hậu môn hoặc những mụn nhỏ li ti màu đỏ. Trẻ sẽ cảm thấy đau khi chạm vào hoặc khi dùng khăn lau.

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị hăm đỏ hậu môn hiệu quả tại nhà 2
Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh

Hăm nặng hơn khi các vết đỏ loang rộng ra cả mông hoặc lên cơ quan sinh dục. Những vùng da này màu đỏ hơn, lở loét và chảy dịch.

Trẻ khó chịu, quấy khóc vì đau, đặc biệt khi tiếp xúc với nước tiểu, phân hoặc khi được lâu rửa. Một số trường hợp bé bị hăm đỏ nặng gây nhiễm trùng sẽ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, bỏ ăn, sốt…

Hướng dẫn cách phòng ngừa và xử trí khi trẻ bị hăm tã hậu môn

Tình trạng hăm đỏ hậu môn kéo dài sẽ khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vì thế, ba mẹ cần phát hiện sớm hăm da và xử trí đúng cách. Hăm đỏ hậu môn hoàn toàn có thể khỏi nhanh chóng nếu ba mẹ áp dụng những cách sau đây.

Chữa hăm đỏ hậu môn bằng các loại lá

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn giai đoạn nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc như lá trà xanh, lá khế, dầu dừa… nhằm làm vết hăm nhanh lành và giảm khó chịu cho trẻ.

Lá khế

Đây là loại lá phổ biến thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến da liễu như viêm da tiếp xúc, mẩn ngứa. Vì là khế chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa giúp ức chế vi khuẩn gây hại. Khi trẻ bị hăm đỏ hậu môn, mẹ có thể đun nước lá khế để tắm hoặc dùng để rửa hậu môn cho trẻ.

Lá trà xanh

Tương tự lá khế, lá trà xanh cũng chứa rất nhiều chất có khả năng kháng khuẩn, kháng virus giúp da bé tránh nhiễm trùng. Các loại lá này rất lành tính nên an toàn cho cả trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Cách trị hăm tã bằng trà xanh từ dân gian

Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị hăm đỏ hậu môn hiệu quả tại nhà 3
Lá trà xanh hỗ trợ chữa hăm đỏ hiệu quả và lành tính

Mướp đắng

Quả mướp đắng không chỉ có thể nấu ăn mà còn có tác dụng làm sạch da, sát khuẩn vùng da bị hăm tã hiệu quả. Mẹ chỉ cần lấy quả mướp đắng đun lên, bỏ thêm chút muối và dùng nước đó vệ sinh hàng ngày cho trẻ.

Lá trầu

Nhờ tính kháng viêm, sát khuẩn, nước đun từ lá trầu rất tốt với các vùng da bị hăm đỏ. Để trị hăm tã cho trẻ, mẹ hãy đun sôi khoảng 3 lá trầu với 1 lít nước và vài hạt muối trong khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước để nguội dùng dần. Sau đó, dùng khăn sạch thấm nước lá trầu vừa đun, chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm.

Chữa hăm đỏ hậu môn bằng thuốc

Với các trường hợp hăm nặng, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc trị hăm. Lưu ý, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, ba mẹ cần lưu ý chọn mua loại thuốc có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, chứa thành phần tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng khuẩn có corticoid hoặc các loại phấn rôm.

Nếu vùng da bị hăm đỏ có dấu hiệu nặng hơn, chảy mủ, chảy dịch thì nên cho trẻ đi khám vì nguy cơ nhiễm trùng là rất cao.

Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ bị hăm đỏ hậu môn và một số hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ bị hăm đỏ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây hăm tã để từ đó có biện pháp phòng ngừa và xử trí đúng cách.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm