Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Áp-xe vùng hậu môn - trực tràng: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Áp xe vùng hậu môn – trực tràng là tình trạng vùng hậu môn – trực tràng bị nhiễm trùng dẫn tới xuất hiện những ổ mủ sưng và hoại tử mô ở hậu môn – trực tràng. Đây là một tình trạng nhiễm trùng thường gặp làm cho người bệnh đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh vì hậu môn rất nhạy cảm với cảm giác đau. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe hậu môn – trực tràng và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Áp-xe vùng hậu môn - trực tràng là gì?

Áp xe vùng hậu môn – trực tràng là tình trạng những mô mềm ở xung quanh vùng hậu môn – trực tràng bị viêm nhiễm tạo thành những khối sưng đỏ và có mủ ở bên trong gây tình trạng đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vì vùng hậu môn rất nhạy cảm với cảm giác đau nên khi người bệnh ngồi, đi lại và đặc biệt là ngồi theo kiểu cưỡi ngựa như ngồi xe máy, xe đạp,… thường cảm thấy đau tới mức không chịu được. 

Áp xe vùng hậu môn – trực tràng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cũng như gây cản trở tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe vùng hậu môn – trực tràng

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của áp xe hậu môn – trực tràng là đau nhói và liên tục ở vùng hậu môn. Cơn đau thường đi kèm với sưng tấy ở hậu môn và đau nhiều hơn khi người bệnh đi đại tiện. Ngoài ra, một số triệu chứng của áp xe vùng hậu môn – trực tràng là:

  • Đau liên tục, đau nhói hoặc đau âm ỉ;

  • Táo bón;

  • Sốt, cảm giác ớn lạnh trong người;

  • Cảm thấy mệt mỏi;

  • Xuất hiện khối sưng cứng và có mủ ở bên trong;

  • Chảy máu trực tràng hoặc những triệu chứng của tiết niệu như đi tiểu khó khăn;

  • Ở giai đoạn cấp tính, ổ áp xe ở hậu môn có thể vỡ ra và chảy mủ màu vàng đặc.

Ở những trẻ mới biết đi, trẻ sẽ trở nên cáu kỉnh. Ngoài ra, có thể nhìn hoặc sờ thấy khối u hoặc những nốt xung quanh ở vùng hậu môn.

Biến chứng có thể gặp khi bị áp xe vùng hậu môn – trực tràng

Áp xe vùng hậu môn – trực tràng nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Nhiễm trùng huyết: Có thể đe dọa tới tính mạng;

  • Hội chứng Fournier: Một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp những có thể nguy hiểm tới tính mạng;

  • Nứt kẽ hậu môn;

  • Rò hậu môn;

  • Ung thư hậu môn – trực tràng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến áp xe hậu môn - trực tràng

Một số nguyên nhân dẫn tới áp xe vùng hậu môn – trực tràng là:

  • Viêm nhiễm vùng hậu môn – trực tràng do một số tình trạng như nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, viêm hậu môn, viêm nang lông tuyến mồ hôi ở vùng hậu môn.

  • Dùng những thuốc có tính kích thích cao gây hoại tử những mô dẫn tới hình thành ổ áp xe.

  • Người bệnh sau hậu phẫu: Tiểu phẫu trực tràng, vùng đáy chậu, cơ quan niệu đạo, vùng xương cụt mà không đảm bảo phòng ngừa nhiễm trùng gây ra viêm nhiễm hậu môn – trực tràng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ bị áp xe vùng hậu môn - trực tràng?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị áp xe vùng hậu môn – trực tràng. Tuy nhiên, những người từ 20 – 40 tuổi và nam giới thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe vùng hậu môn – trực tràng

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị Áp xe vùng hậu môn – trực tràng:

  • Bị một số bệnh liên quan tới đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng,…

  • Bệnh tiểu đường;

  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như HIV/AIDS,…

  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn;

  • Sử dụng những thuốc corticoid như prednisone,…

  • Bị thiếu máu, thiếu dinh dưỡng và sức đề kháng yếu;

  • Bị táo bón hoặc tiêu chảy;

  • Nghiện thuốc lá;

  • Có dị vật gây viêm nhiễm ở trong trực tràng;

  • Người đang hóa trị hoặc sử dụng thuốc ứng chế miễn dịch.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán áp xe vùng hậu môn - trực tràng

Áp xe vùng hậu môn – trực tràng thường được chẩn đoán qua việc khám sức khỏe. Bác sĩ có thể hỏi những triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng hậu môn có bị sưng, đỏ không và tìm những nốt hoặc khối u ở xung quanh.

Ở một số bệnh nhân, không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của áp xe ở trên bề mặt da ở xung quanh hậu môn. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng ống soi để quan sát bên trong hậu môn và trực tràng dưới.

Để chẩn đoán áp xe vùng hậu môn, trực tràng chính xác hơn bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT, MRI.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, nước tiểu từ âm đạo, niệu đạo nếu nghi ngờ bệnh lây bằng đường tình dục

Xét nghiệm máu, nước tiểu từ âm đạo, niệu đạo nếu nghi ngờ bệnh lây qua đường tình dục.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị áp xe vùng hậu môn - trực tràng hiệu quả

Tùy vào vị trí áp xe cũng như mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. 

Thông thường, việc điều trị áp xe vùng hậu môn – trực tràng thường kết hợp việc dùng thuốc và phẫu thuật dẫn lưu mủ ra khỏi vùng bị nhiễm trùng.

Điều trị bằng thuốc:

Kháng sinh: Giúp người bệnh giảm viêm và hạn chế nhiễm trùng.

Thuốc giảm đau: Trường hợp người bệnh đau dữ dội do khối áp xe gây ra.

Thuốc nhuận tràng hoặc bổ sung chất xơ: Để tránh táo bón.

Điều trị bằng phẫu thuật:

Phương pháp điều trị áp xe vùng hậu môn – trực tràng hiệu quả và đơn giản nhất là hút mủ ra khỏi vùng bị nhiễm trùng.

Nếu ổ áp xe lớn, bác sẽ cần phải rạch thoát mủ ra khỏi ổ áp xe. Bác sĩ cần phải nhắm chính xác thời điểm cần rạch thoát mủ. Nếu rạch khi mủ chưa hình thành, sẽ làm cho nhiễm trùng lan rộng. Còn nếu rạch trễ sẽ khiến cho người bệnh đau đớn, ngoài ra có thể làm cho mủ chảy nhiều và ra rộng ra những vùng xung quanh tạo ra ổ áp xe lớn và gây ra tình trạng chảy mủ kéo dài.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của áp xe vùng hậu môn – trực tràng

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.

  • Hạn chế ăn những thực phẩm gây táo bón.

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa áp xe vùng hậu môn - trực tràng hiệu quả

Dưới đây là một số cách đơn giản có thể giúp phòng ngừa áp xe vùng hậu môn trực tràng, cụ thể:

  • Luyện tập thể thao bằng những bài tập vừa sức để tăng độ dẻo dai của cột sống cũng như giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm;

  • Bỏ thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá;

  • Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và lành mạnh;

  • Hạn chế quan hệ tình dục qua đường hậu môn;

  • Ngăn ngừa bệnh trĩ;

  • Điều trị những bệnh liên quan tới đường ruột như viêm loét đại tràng;

  • Ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễm phụ khoa, niệu đạo, hậu môn.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.pennmedicine.org/
  2. https://www.healthline.com/health/
  3. https://www.msdmanuals.com/

Các bệnh liên quan

  1. Bệnh ấu trùng da di chuyển

  2. Chàm

  3. Nứt gót chân

  4. Hăm tã

  5. Rám má

  6. Bướu bã đậu

  7. Đồi mồi

  8. Á sừng

  9. Ghẻ cóc (do nhiễm Treponema pertenue)

  10. Xơ cứng bì