Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn thắc mắc không biết lá sắn có ăn được không? Lá sắn hay rau sắn là loại rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng và được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Sắn hay khoai mì là cây lương thực ăn củ sống lâu năm. Không chỉ củ sắn mà lá sắn cũng được dùng để chế biến món ăn. Bạn vẫn đang thắc mắc không biết lá sắn có ăn được không? Cùng tìm hiểu với Nhà thuốc Long Châu về loại rau xanh này trong bài viết dưới đây nhé.
Cây sắn hay khoai mì là một loại cây lương thực ăn củ, ngoài ra lá sắn cũng được tận dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Cây sắn thường cao 2 - 3m, lá có khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích lũy nhiều tinh bột. Thời gian sinh trưởng của cây sắn từ 6 - 12 tháng, có nơi tới 18 tháng.
Củ sắn là phần dưới đất của cây bụi sắn và cung cấp nguồn calo, carbs lớn cho cơ thể. Ngoài ra, củ sắn còn được biết đến như một loại nguyên liệu thô và sử dụng nhiều trong sản xuất bột sắn. Lá sắn thường ít được sử dụng, tuy nhiên loại rau này lại mang nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Lá sắn giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm và thường được chế biến thành các món ăn như: Sắn xào tỏi, muối chua, luộc… Lưu ý, lá sắn phải là lá sắn ta còn sắn mì gòn (mì cao sản) thì không ăn được lá. Nếu bạn đang thắc mắc lá sắn có ăn được hay không, thì câu trả lời là có. Bạn cũng có thể tham khảo những tác dụng của lá sắn dưới đây.
Lá sắn chứa làm lượng vitamin C, folate lớn, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, folate còn giúp tăng cường sản xuất tế bào bằng cách hỗ trợ vật chất di truyền cho sự sống, tránh đột biến DNA.
Lá sắn có nguồn vitamin B dồi dào để tạo thành các enzym giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
Với lượng chất chống oxy hóa dồi dào có trong lá sắn, sẽ giúp ngăn ngừa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân dẫn đến lão hóa sớm hoặc gây ra các bệnh ung thư.
Thành phần chất protein và axit amin có trong lá sắn góp phần tăng năng lượng hữu ích trong cơ thể. Bên cạnh đó, các axit amin thiết yếu trong lá sắn chuyển hóa thành carbohydrate thành năng lượng cần thiết giúp chữa lành các tế bào tổn thương và tái tạo tế bào.
Cơ thể trẻ em khi thiếu protein thường dẫn đến nguy cơ mắc chứng suy dinh dưỡng phù nề. Việc bổ sung lá sắn vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ em thiếu protein sẽ giúp giảm chứng suy dinh dưỡng phù nề hiệu quả.
Mặc dù lá sắn chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu chế biến sai cách có thể sẽ gây ra ngộ độc thậm chí là tử vong. Một số lưu ý, giúp bạn tránh ăn sắn sai cách như:
Vậy là chúng ta vừa khám phá xong những thông tin thú vị về lá sắn và giúp bạn giải đáp thắc mắc lá sắn có ăn được không? Nhà thuốc Long Châu hy vọng rằng, bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về lá sắn và những lưu ý giúp chế biến lá sắn an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm: Cách tính nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...