Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay tình trạng trẻ em bị thiếu dinh dưỡng diễn ra phổ biến ở các nước đang phát triển. Trong đó, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ là do suy dinh dưỡng thể phù vì thiếu protein. Vậy căn bệnh này là gì?
Suy dinh dưỡng thể phù là tình trạng nhìn bề ngoài trẻ bị phù nhưng thật ra trẻ lại bị suy dinh dưỡng với cân nặng chỉ còn 60-80%. Trẻ trên 1 tuổi, đặc biệt ở giai đoạn 1-3 tuổi thường bị dạng suy dinh dưỡng này. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này.
Suy dinh dưỡng thể phù hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể Kwashiorkor là tình trạng trẻ ăn quá nhiều chất bột đường dẫn đến no giả tạo và bị suy dinh dưỡng. Trẻ bị mất cân bằng nghiêm trọng về các dưỡng chất dù được nuôi dưỡng với chế độ khối lượng thức ăn lớn. Cụ thể là trẻ thừa chất glucid nhưng lại thiếu lipid và đặc biệt là thiếu rất nhiều protid. Do đó suy dinh dưỡng thể phù còn có nghĩa là suy dinh dưỡng do thiếu protein, là căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
Rất dễ nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù qua kiểu hình đặc trưng do phù mặt, bụng, mắt cá chân, bàn chân. Ngoài ra trẻ còn có một số triệu chứng sau đây:
Với các triệu chứng trên, nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì lâu dần sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, thậm chí là tính mạng của bé.
Suy dinh dưỡng thể phù là do mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ, có thể do mẹ không đủ sữa hoặc sợ ngực bị chảy xệ nên không cho con bú.
Ngoài ra bệnh còn do một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:
Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ thường kéo theo tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin A, suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn từ vừa đến nặng.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng khiến trẻ chán ăn, làm tình trạng teo cơ trầm trọng thêm, làm giảm đáng kể nồng độ albumin (một protein giữ nước ổn định trong máu, ngăn tình trạng phù nề).
Do đó, chứng suy dinh dưỡng thể phù cùng với các bệnh cấp tính sẽ khiến trẻ chậm lớn, không tăng cân hoặc phát triển bình thường nhưng bị còi cọc suốt đời.
Tình trạng thiếu hụt protein ở trẻ tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến hôn mê, suy đa tạng, gây khuyết tật vĩnh viễn về thể chất và tinh thần hay thậm chí gây tử vong.
Nếu được điều trị sớm, hầu hết những trẻ em bị ảnh hưởng do bị suy dinh dưỡng thể phù đều có thể hồi phục hoàn toàn. Cách điều trị là tăng cường thêm trong chế độ ăn uống hàng ngày năng lượng (calo) và lượng đạm (protein).
Trong khoảng thời gian đầu, mẹ tăng dần lượng calo bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ một cách chậm rãi. Trong chế độ ăn của trẻ lúc này, cần ưu tiên nhiều nguồn thực phẩm đa dạng, chứa đủ tất cả các nhóm đại vi chất cơ bản như tinh bột, chất béo và chất đạm; chứ không chỉ tập trung bổ sung quá nhiều đạm vào bữa ăn của trẻ.
Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa suy dinh dưỡng thể phù:
Trong 6 tháng đầu đời của trẻ, mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, ít nhất trong vòng hai năm. Chỉ khi mẹ gặp tình trạng khan sữa, tắc sữa, không đủ sữa cho bé bú hoặc bị áp xe vú mới cho trẻ sử dụng sữa công thức.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do chứa nhiều Globulin miễn dịch (IgA), men lysozym, lactoferrin.
Sữa mẹ trong thời điểm:
Từ tháng thứ 6 trở đi, bên cạnh việc bú mẹ, trẻ cần kết hợp thêm ăn dặm để bắt kịp theo nhu cầu dinh dưỡng đang tăng cao. Theo đó, để ngăn ngừa chứng suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng thể phù nói riêng ở trẻ nhỏ, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia khuyến cáo thức ăn dặm cho trẻ cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Đảm bảo hàm lượng calo phù hợp
Thức ăn dặm cho trẻ cần phải chứa tối thiểu 2 calo trên mỗi gam. Để trẻ nhận đủ năng lượng mà không bị quá tải ở dạ dày, mẹ cần kết hợp cả sữa mẹ và ăn dặm.
Đảm bảo độ đặc thích hợp
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ cần phải cung cấp từ 35 - 40% năng lượng từ nguồn chất béo. Do đó, khi pha bột ăn dặm, mẹ cần để bột nguội rồi trộn vào đó một ít bột đậu xanh hoặc dầu ăn tùy ý, giúp làm gia tăng hàm lượng đạm và năng lượng trong bột.
Đảm bảo đủ dinh dưỡng
Thay vì chỉ cho trẻ ăn bột, pha thêm chút muối, chút dầu, mẹ cần làm đa dạng thức ăn dặm của trẻ bằng cách kết hợp nhiều nguồn thực phẩm chứa đủ các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Để góp phần ngăn ngừa sớm tình trạng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ, ngoài việc bên cho con bú sữa mẹ và đảm bảo chế độ dinh dưỡng như đã nói ở trên, mẹ cần lưu ý thêm những điều sau:
Sau khi đọc bài viết trên đây, bạn đã có đầy đủ thông tin cần biết về hội chứng suy dinh dưỡng thể phù. Tại Việt Nam, căn bệnh này không phổ biến nhưng trẻ nhỏ vẫn có thể mắc bệnh. Do đó, mẹ không thể lơ là trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.