Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu mục đích của kỹ thuật sinh thiết cơ tim

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sinh thiết cơ tim là phương pháp chẩn đoán nhằm phòng ngừa, phát hiện ung thư và các bệnh lý tim mạch. Cùng tìm hiểu quy trình sinh thiết cơ tim trong bài viết sau.

Các bệnh lý tim mạch thường ít biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu, dễ gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời. Do đó, kỹ thuật sinh thiết cơ tim ra đời giúp phòng ngừa và chẩn đoán các bệnh lý dễ dàng hơn. Vậy sinh thiết cơ tim là gì, thực hiện như thế nào, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sinh thiết cơ tim là gì?

Phương pháp sinh thiết tim, hay còn được gọi là sinh thiết cơ tim là một kỹ thuật can thiệp nhằm phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch. Quá trình này liên quan đến việc sử dụng một công cụ được gọi là bioptome, một ống mảnh được trang bị thiết bị kẹp ở đầu để lấy một mẫu mô nhỏ từ cơ tim. Sau khi thu thập mẫu mô, chúng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành các phân tích cần thiết.

Tìm hiểu mục đích của kỹ thuật sinh thiết cơ tim 1
Sinh thiết cơ tim giúp phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch

Sinh thiết cơ tim nhằm mục đích gì?

Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp sinh thiết cơ tìm nhằm những mục đích như:

  • Kiểm tra mức độ đào thải sau khi thực hiện ghép tim.
  • Chẩn đoán các vấn đề như viêm cơ tim hoặc một số rối loạn tim khác như bệnh cơ tim hoặc bệnh amyloidosis tim. Điều này được thực hiện khi các phương pháp chẩn đoán thông thường như siêu âm tim, EKG hoặc chụp X-quang ngực không cung cấp đủ thông tin hoặc khi tình trạng tim của bệnh nhân có sự biến đổi lớn mà nguyên nhân không rõ ràng.
  • Việc sử dụng sinh thiết tim có khả năng xác định chính xác chẩn đoán cụ thể trong khoảng 10% - 20% trường hợp.
Tìm hiểu mục đích của kỹ thuật sinh thiết cơ tim 2
Sinh thiết giúp kiểm tra mức độ đào thải sau ghép tim

Những điều cần chuẩn bị khi làm sinh thiết cơ tim

Để chuẩn bị cho quá trình sinh thiết cơ tim, dưới đây là những thông tin cần bạn biết:

  • Sinh thiết thường được thực hiện tại bệnh viện dưới dạng thủ tục ngoại trú. Bạn cần đến bệnh viện vào ngày thực hiện xét nghiệm, có thể cần nhập viện vào đêm trước đó tùy vào trường hợp cụ thể.
  • Mặc trang phục thoải mái khi đến bệnh viện và hãy để các vật dụng trang sức ở nhà. Bạn sẽ được mặc áo choàng bệnh viện trong quá trình thực hiện xét nghiệm.
  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về cách ăn uống trước thủ thuật. Thông thường, bạn sẽ phải hạn chế thức ăn và nước uống từ 6 đến 8 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc trong ngày sinh thiết cơ tim và thông báo nếu bạn sử dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc bổ sung dinh dưỡng nào.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, thảo luận với bác sĩ về cách điều chỉnh thuốc vào ngày xét nghiệm và thông báo về bất kỳ dị ứng nào.
  • Đặt kế hoạch để có ai đó đưa bạn về nhà sau khi hoàn tất xét nghiệm vì có thể bạn sẽ cảm thấy choáng váng do ảnh hưởng của thuốc an thần.
  • Tháo răng giả, thiết bị trợ thính và kính nếu cần thiết để hỗ trợ giao tiếp trong quá trình xét nghiệm.
  • Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ giải thích chi tiết về quy trình sinh thiết cơ tim và các rủi ro tiềm ẩn.
  • Trước khi thực hiện thủ thuật, bạn sẽ được truyền thuốc an thần nhẹ để thư giãn, nhưng bạn vẫn sẽ giữ tinh thần tỉnh táo trong suốt quá trình.
  • Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ để làm tê cho vùng cổ bên phải và sau đó sử dụng bioptome để lấy mẫu cơ tim dưới hướng dẫn của màn hình huỳnh quang.
  • Thủ thuật này thường mất từ 30 - 60 phút và sau đó bạn có thể trở về nhà vào cùng ngày sau khi hoàn tất.

Trước khi xuất viện, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ hướng dẫn bạn về cách chăm sóc vết thương và thông tin về thời điểm bạn có thể trở lại hoạt động hàng ngày.

Khi có kết quả của quá trình sinh thiết cơ tim, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn. Nếu kết quả là âm tính, điều đó có nghĩa là mẫu mô cơ tim đã được phân tích và không phát hiện dấu hiệu bất thường. Kết quả dương tính có thể chỉ ra sự xuất hiện của nguyên nhân gây ra suy tim, chẳng hạn như viêm nhiễm. Khi sinh thiết được thực hiện sau khi ghép tim, nó giúp đánh giá, kiểm tra mức độ đào thải.

Tìm hiểu mục đích của kỹ thuật sinh thiết cơ tim 3
Người bị tiểu đường cần hỏi bác sĩ trước khi làm sinh thiết

Biến chứng khi sinh thiết cơ tim

Trước khi tiến hành thủ thuật sinh thiết, bạn sẽ cần phải ký vào biểu mẫu đồng ý để được thông báo rõ ràng về những rủi ro của quá trình sinh thiết. Mặc dù sinh thiết cơ tim có thể gây lo lắng, nhưng với bác sĩ có kinh nghiệm, các biến chứng hiếm khi xảy ra. Một số biến chứng sau khi sinh thiết có thể xảy ra như:

  • Xuất hiện cục máu đông;
  • Chảy máu;
  • Thay đổi nhịp tim bất thường;
  • Nhiễm trùng;
  • Vỡ phổi;
  • Tổn thương động mạch;
  • Tổn thương dây thần kinh điều khiển lời nói;
  • Vỡ tim (rất hiếm).
Tìm hiểu mục đích của kỹ thuật sinh thiết cơ tim 4
Sinh thiết có thể làm xuất hiện cục máu đông

Sinh thiết cơ tim là kĩ thuật đóng vai trò không nhỏ trong chẩn đoán y học. Hy vọng với những kiến thức được nêu trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sinh thiết cơ tim cũng như những lợi ích mà phương pháp này mang lại trong việc chẩn đoán ung thư và bệnh lý tim mạch khác.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm