Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng giãn dây chằng đầu gối

Ngày 16/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khớp gối là một khớp lớn, có phạm vi vận động khá linh hoạt. Ngoài ra, khớp gối còn có vai trò vận động, di chuyển, chạy nhảy, chịu sức nặng của toàn bộ phần trên cơ thể. Do đó, khớp gối cũng rất dễ bị chấn thương, thường gặp phải kể đến tình trạng giãn dây chằng đầu gối.

Hệ thống dây chằng đầu gối có vai trò vô cùng quan trọng giúp tránh cho xương chày trượt ra trước và ra sau so với xương đùi khi vận động khớp gối. Khi bị giãn dây chằng đầu gối, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

giãn dây chằng đầu gối Khi bị giãn dây chằng đầu gối, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng để phục hồi sức khỏe nhanh chóng

Giãn dây chằng đầu gối là gì?

Giãn dây chằng đầu gối được biết đến là tình trạng căng giãn quá mức của dây chằng, cấu trúc có nhiệm vụ kế nối các xương lại với nhau. Ở vị trí đầu gối giãn dây chằng là khi có tổn thương các cấu trúc dây chằng trong khớp gối và các dây chằng bám lên phần xương đùi và xương chày. Giãn dây chằng gối thường gây cảm giác đau và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở đầu gối như bệnh viêm khớp.

Giãn dây chằng đầu gối có triệu chứng nhận biết là gì?

Các dấu hiệu giãn dây chằng đầu gối ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào dây chằng bị tổn thương, đặc biệt là:

  • Nếu bạn bị giãn dây chằng trước, bạn có thể nghe thấy âm thanh bốp ngay tại thời điểm bị chấn thương và lúc này bạn sẽ cảm thấy đầu gối yếu đi rõ ràng và không còn sức lực.
  • Nếu bạn bị giãn dây chằng sau, bạn sẽ cảm thấy mặt sau đầu gối đau nhức và mức độ đau sẽ gia tăng khi thực hiện tư thế quỳ gối.
  • Nếu bạn bị giãn 2 dây chằng bên, đầu gối có xu hướng khuỵu về hướng ngược lại với dây chằng bị thương và trở nên suy yếu.

Tuy nhiên, khi dây chằng ở đầu gối bị kéo giãn hoặc bị rách, trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng sau sẽ xảy ra:

  • Sưng tấy nơi đầu gối.
  • Khớp gối yếu và lỏng lẻo.
  • Phần da bao quanh khớp gối bị đỏ hoặc bầm tím.
  • Đau nhức hai khớp gối.
  • Căng cứng phần đầu gối.
  • Co thắt cơ bắp.

Các triệu chứng của dây chằng bị kéo giãn có nhiều điểm giống với trật khớp gối nên bạn rất dễ nhầm lẫn giữa hai chấn thương phổ biến này. Vì vậy, khi khớp gối bị chấn thương, để biết là bong gân, trật khớp hay căng dây chằng thì cần đến bệnh viện để khám và chụp X-quang để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình.

Khi khớp gối bị chấn thương thì bạn cần đến ngay bệnh viện để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh Khi khớp gối bị chấn thương thì bạn cần đến ngay bệnh viện để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Những nguyên nhân chính gây ra giãn dây chằng đầu gối?

Chấn thương giãn dây chằng đầu gối xảy ra chủ yếu do khớp gối bị tác động mạnh khi vận động. Do đó, bất kỳ hoạt động nào chúng ta tham gia đều có khả năng làm giãn dây chằng.

Giãn dây chằng trước

Khi bạn chơi các môn thể thao như chạy, bóng đá, bóng rổ hoặc thể dục dụng cụ, dây chằng trước thường bị kéo giãn do chấn thương. Ngoài ra, các động tác quá mạnh hoặc gập đầu gối đột ngột cũng có thể khiến dây chằng trước bị giãn.

Giãn dây chằng sau

Một cú va đập mạnh vào phía trước của đầu gối trong một tai nạn giao thông hoặc va chạm khi chơi thể thao là nguyên nhân gây giãn dây chằng. Ngoài ra, chấn thương này cũng có thể gây ra nếu đầu gối bị uốn cong đột ngột và mạnh.

Giãn dây chằng bên

Hai dây chằng bên đầu gối bị giãn chủ yếu là do bên đầu gối bị vật thể va đập. Do vị trí ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài nên giãn dây chằng bên không phổ biến như giãn dây chằng trước và giãn dây chằng sau.

Ngoài nguyên nhân chính là do va đập mạnh, quá trình thoái hóa tự nhiên và tiền sử mắc các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp nhiễm trùng…, cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị giãn dây chằng đầu gối. Vì vậy, ngoài việc bảo vệ đầu gối khỏi những tác hại cơ học bên ngoài, chúng ta cũng cần quan tâm đến sức khỏe của đầu gối từ bên trong.

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng giãn dây chằng đầu gối?

Không thể tránh khỏi hoàn toàn bất kỳ chấn thương nào đối với đầu gối, bao gồm cả giãn dây chằng. Nhưng dây chằng đầu gối của bạn có thể giảm nguy cơ bị giãn, rách hoặc đứt nếu bạn chú ý một số cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối sau:

  • Tập thể dục thường xuyên để duy trì sự dẻo dai và tăng sức chịu đựng của đầu gối.
Tập thể dục thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ giãn dây chằng đầu gối Tập thể dục thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ giãn dây chằng đầu gối
  • Luôn khởi động bằng các động tác nhẹ nhàng trước khi tham gia các hoạt động thể chất.
  • Phải thay đổi dần mức độ tập luyện, vận động từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng để tránh căng thẳng cho khớp gối.
  • Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để bảo vệ khớp gối để giảm tác động lên khớp gối, nhất là khi tham gia vận động mạnh.

Giãn dây chằng đầu gối là một trong những dạng chấn thương phổ biến nhất. Nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể hết hoàn toàn sau 1 đến 3 tháng. Ngược lại, chủ quan có thể khiến các cấu trúc khớp gối bị lỏng lẻo, mô sụn bị bào mòn, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Vì vậy, ngay khi gặp chấn thương, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm