Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tìm hiểu rau sạch là gì và tác hại của rau bẩn đối với sức khỏe

Chùng Linh

27/01/2025
Kích thước chữ

Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng không thể thiếu trong tất cả các bữa ăn. Ăn phải rau xanh không đảm bảo chất lượng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho cơ thể người. Hãy cùng tìm hiểu rau sạch là gì cũng như cách phân biệt rau sạch và rau bẩn để phòng tránh những mối nguy hiểm cho mình.

Rau xanh được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có loại thậm chí còn ăn sống được. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nơi lại cung cấp nguồn rau xanh không đạt chất lượng, tồn dư hóa chất nhiều gây nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Để biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình hãy cùng tìm hiểu rau sạch là gì và cách để phân biệt rau sạch và rau bẩn.

Rau sạch là gì?

Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn, là loại rau được nuôi trồng và sản xuất theo quy trình đảm bảo đạt các yêu cầu tiêu chuẩn về lượng độc tố tồn đọng trong rau xanh bao gồm nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh. Để nuôi trồng được rau xanh đạt tiêu chuẩn, người sản xuất cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sau:

Lựa chọn loại đất rất quan trọng, những vùng đất sạch không bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như thủy ngân, asen… hoặc bởi ảnh hưởng của chất thải công nghiệp.

Rau sạch​ là gì? Phân biệt rau sạch và rau bẩn 1
Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn

Giảm tối thiểu lượng phân đạm bón cho cây trồng bởi nếu trong phân đạm chứa nhiều nitrat. Lượng nitrat trong rau xanh quyết định chủ yếu bởi kỹ thuật trồng trọt, bón càng nhiều phân thì lượng nitrat tồn đọng sẽ càng lớn. Thời điểm bón phân cũng rất quan trọng, bón lót sớm thì lượng nitrat trong rau xanh cũng sẽ thấp hơn so với việc bón muộn trước khi thu hoạch.

Tốt nhất bạn nên lựa chọn và sử dụng sử dụng phân bón hóa học với liều lượng hợp lý vừa đủ, kết hợp với các loại phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng để bổ sung dưỡng chất cho cây xanh nhưng không làm gia tăng lượng nitrat tích trữ. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các loại phân hữu cơ, phân chuồng để giảm thiểu các mầm bệnh gây hại cho cây.

Tuyệt đối không tưới cây bằng các loại phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải công nghiệp, nước bị nhiễm bẩn, nước thải sinh hoạt…

Không phun thuốc trừ sâu bởi trong thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học độc hại như 666, thủy ngân, DDT… Nguyên nhân là bởi phun thuốc trừ sâu sẽ làm tăng lượng độc tố tồn dư trong đất và càng nguy hại hơn khi lượng chất hóa học này hòa tan với nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Không nên thu hoạch rau ngay sau khi bón phân hoặc vừa phun thuốc trừ sâu. Bởi các loại hóa chất cần thời gian để phân giải, chuyển hóa nhất định nên thời gian thu hoạch cũng sẽ khác nhau. Cần đảm bảo đủ thời gian phân hủy thuốc sau khi phun hoặc bón rồi mới tiến hành thu hoạch.

Mối nguy hại khi ăn các loại rau bẩn

Trong rau bẩn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho người dùng. Không may sử dụng rau có chứa hàm lượng cao nitrat sẽ gia tăng nguy cơ ngộ độc. Bởi khi vào cơ thể, nitrat sẽ bị chuyển hóa thành nitrit, sau đó chung kết hợp với các acid amin khác để tạo thành chất gây ung thư nitrosamine. Đây là một chất độc gây giảm hoạt động hô hấp tế bào, tác động xấu đến hoạt động của tuyến giáp, có thể gây đột biến và tạo điều kiện hình thành khối u.

Nghiêm trọng hơn, tình trạng nhiễm độc kim loại nặng và Clo hữu cơ diễn ra âm thầm và khó nhận biết hơn. Mỗi loại kim loại nặng khác nhau khi tích lũy trong cơ thể sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Chẳng hạn như Cadmium là chất được tìm thấy nhiều nhất trong các loại rau xanh dùng mỗi ngày. Chất này thường tích tụ ở phổi, thận, tuyến tiền liệt gây ra nhiều bệnh lý, nghiêm trọng nhất là ung thư. Trong khi Clo hữu cơ lại tồn lưu rất rất lâu trong cơ thể, gây ra tình trạng nhiễm độc mãn tính, gây ra các triệu chứng thần kinh như mất ngủ, trí nhớ kém, mờ mắt, rối loạn thần kinh, suy nhược sức khỏe, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ…

Rau sạch​ là gì? Phân biệt rau sạch và rau bẩn 2
Ăn rau bẩn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư

Các chất hóa học trong thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thần kinh, trong đó bệnh lý thường xuất hiện nhất đó là Parkinson gặp ở người già. Lượng dư các chất hóa học độc hại sẽ phá hủy cấu trúc cùng như hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương, gây ra thoái hóa, rối loạn hoạt động, suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Mối nguy hại khi ăn các loại rau bẩn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như hàm lượng các chất tồn động, chất tồn động… Các triệu chứng kể trên xuất hiện với tốc độ chậm, mức độ tăng dần và không đặc trưng cho tình trạng ngộ độc chất bảo vệ thực vật. Chính vì thế rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể và có thể dễ gây ra nhầm lẫn với những bệnh lý khác.

Phân biệt rau sạch và rau bẩn

Dưới đây là một số mẹo để phân biệt rau sạch và rau bẩn:

  • Về màu sắc: Rau có màu sắc càng tươi xanh đậm màu thì càng có khả năng cao là rau sạch do có sự biến chất từ các hóa chất tác động, trong khi rau sạch sẽ có màu xanh hơi ngả vàng tự nhiên.
  • Về hình dáng: Rau sạch có lá nhỏ, chắc và thân giòn. Ngược lại, rau bẩn sẽ có thân lớn, lá nhiều xum xuê do có sự tác động của thuốc kích thích tăng trưởng. Bên cạnh đó trên lá rau sạch còn những chấm lỗ nhỏ li ti do sâu bọ để lại.
  • Về mùi vị: Rau sạch sẽ có độ giòn ngon tự nhiên, hương vị đậm đà. Còn rau bẩn thì có vị hơi chát, nếu để ý kỹ sẽ thấy vị nhạt, chế biến xong rau sẽ trở nên héo úa.
  • Thời gian bảo quản: Rau sạch có thời gian bảo quản lâu hơn rau bẩn, trong khi rau sạch có thể giữ được từ 5 - 7 ngày thì rau bẩn chỉ có thể bảo quản trong 2 - 3 ngày.
rau-sach-la-gi-phan-biet-rau-sach-va-rau-ban 3.jpg
Màu sắc, hình dáng và hương vị là những đặc điểm bạn có thể quan sát được để phân biệt rau sạch và rau bẩn

Với tình trạng lạm dụng hóa chất để tạo ra rau tươi bắt mắt bán trên thị trường, người tiêu dùng cần tỉnh táo và sáng suốt để đưa ra những lựa chọn mua hàng hợp lý. Việc bổ sung các kiến thức về rau sạch và cách phân biệt rau sạch với rau bẩn sẽ giúp bạn nhận biết được độ an toàn của thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin