Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm vòm họng và ung thư vòm họng rất khó để phân biệt vì hai căn bệnh này có triệu chứng khá giống nhau. Đôi khi mọi người vẫn nhầm tưởng về hai bệnh lý này. Vậy, bệnh ung thư vòm họng và viêm vòm họng cụ thể như thế nào? Có đặc điểm gì khác nhau?
Một số người bị viêm vòm họng nhưng lại lo sợ, nhầm lẫn thành bệnh ung thư vòm họng. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu kỹ về hai bệnh lý ung thư vòm họng và viêm vòm họng, từ đó giúp người bệnh phân biệt được hai loại bệnh.
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính xuất hiện ở vòm họng phía sau, ở vị trí chỗ thắt vòm họng hoặc "ngách hầu". Loại ung thư này khác với các loại ung thư khác ở chỗ có rõ sự xuất hiện, nguyên nhân, hành vi và cách để điều trị bệnh. Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở độ tuổi 40 - 60 tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất do bệnh gây ra như:
Ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh viêm vòm họng thông thường. Bệnh thường không có biểu hiện gì quá rõ ràng ở giai đoạn sớm, chỉ có biểu hiện thông thường như bị nghẹt một bên mũi, nhức đầu, chảy máu cam, ù tai, có hạch bất thường ở góc hàm,... dễ nhầm tưởng thành bệnh lý khác. Khi nhận thấy có các biểu hiện như vậy trong cơ thể, bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để kiểm tra.
Bệnh lý ung thư vòm họng phổ biến ở nam giới hơn nữ giới do những thói quen, lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh như hút thuốc, thức ăn thiếu dưỡng chất, nghiện rượu, vệ sinh kém, do yếu tố gen,...
Ung thư vòm họng cũng có yếu tố liên quan đến một số loại ung thư khác, ví dụ như bệnh nhân mắc ung thư vòm họng cũng sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi hay ung thư bàng quang cùng một lúc. Lí do là bởi các loại ung thư này có cùng một số yếu tố nguy cơ.
Viêm họng, viêm vòm họng là bệnh lý phổ biến trên thế giới. Hầu hết tác nhân gây ra bệnh lý này là do vi khuẩn hoặc các yếu tố từ môi trường, không khí. Viêm họng có thể khiến cho người bệnh khó chịu nhưng bệnh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi.
Triệu chứng của bệnh gồm ngứa, rát cổ họng, rét run, sưng tấy vùng cổ họng, cơ thể yếu, khó khăn và đau khi nuốt hoặc nói chuyện. Họng, amidan có thể sưng tấy đỏ lên…
Ngoài các triệu chứng điển hình nêu trên, bệnh nhân cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, hắt xì, sốt, ớn lạnh, sưng cổ, đau đầu, khó nuốt, giọng khàn,...
Virus là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh. Đôi khi bệnh cũng có thể do vi khuẩn gây ra.
Cụ thể hơn:
Các triệu chứng của 2 loại bệnh này khá giống nhau, vì thế mà rất khó để có thể phân biệt hai bệnh lý này. Tuy nhiên, viêm họng thông thường sẽ không khiến bạn bị sụt cân nhanh và triệu chứng bệnh không kéo dài. Nếu các triệu chứng kéo dài không thuyên giảm thì bạn nên thăm khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Bạn cần lưu ý, giai đoạn sớm của ung thư vòm họng có triệu chứng rất mờ nhạt, khó để phát hiện. Chỉ khi đến các giai đoạn nặng hơn các triệu chứng mới rõ rệt, lúc này thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng đã bị giảm rất nhiều. Khi các khối u đã di căn và xâm lấn tới các cơ quan khác, người bệnh mới cảm nhận được các triệu chứng như giảm cân, mệt mỏi, khó thở, đau xương, rối loạn thị giác, niêm mạc họng bị mất đi cảm giác, suy giảm thính lực,... Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và phát hiện được bệnh sớm đó chính là đi tầm soát ung thư một năm ít nhất 2 lần.
Dù là bệnh lý nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng thì chúng đều ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn tuyệt đối không nên chủ quan, thăm khám khi cần thiết tránh gây những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.