Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhưng vẫn mang lại hiệu quả trong điều trị. Một trong số đó là Pacebo effect hay còn gọi là hiệu ứng Placebo.
Placebo effect - một phương pháp điều trị y tế nghe còn khá xa lạ với nhiều người nhưng thực tế đã được ứng dụng và mang đến hiệu quả nhất định. Phương pháp này không chữa bệnh bằng thuốc mà dựa vào niềm tin và sức mạnh tinh thần của người bệnh. Vậy hiệu ứng placebo là gì? Hiệu quả của nó đến đâu? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về hiệu ứng này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Placebo effect hay hiệu ứng placebo còn được gọi là giả dược. Khái niệm này được biết đến lần đầu tiên từ thế kỷ 19 trên thế giới, dùng để mô tả các loại thuốc không có chứa dược chất, không có giá trị chữa bệnh trên lâm sàng. Giả dược thường được chỉ định cho người bệnh có ít triệu chứng lâm sàng, ít biểu hiện bệnh hoặc khi mắc bệnh tưởng trong khi thực tế họ không có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe.
Giả dược chứa các thành phần trung tính và vô hại, chủ yếu là đường hoặc là gluconat canxi. Có một điều đặc biệt là dù không chứa dược chất nhưng placebo lại giúp người bệnh cải thiện sức khỏe sau khi sử dụng. Ngày nay, placebo được sử dụng chủ yếu là dạng viên uống, dung dịch tiêm hoặc truyền.
Vậy cơ chế hoạt động của hiệu ứng Placebo là gì? Cách thức tác động của placebo effect lên sức khỏe người bệnh đã được lý giải một cách khoa học. Cụ thể là:
Việc sử dụng giả dược khiến người bệnh nghĩ rằng mình đang được sử dụng thuốc chữa bệnh thực sự và thuốc có hiệu quả nên họ có thêm niềm tin và sự lạc quan. Khi đó, cơ thể sẽ được kích thích giải phóng endorphins – một chất giảm đau tự nhiên. Vì vậy, người bệnh sẽ giảm một số triệu chứng lâm sàng nhẹ của bệnh. Placebo cũng làm gia tăng hoạt động của thụ thể dopamin và opioid. Cả 2 thụ thể này đều được ví như một loại “hormone hạnh phúc” hay “thuốc giảm đau tự nhiên” giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
Hiệu ứng placebo sẽ càng hiệu quả với những bệnh nhân có niềm tin vào phác đồ chữa bệnh mà bác sĩ đưa ra. Chính động lực, sự mong đợi, niềm hy vọng của người bệnh đã tạo ra hiệu quả điều trị bệnh.
Điều đó có nghĩa là hiệu ứng này sẽ có tác dụng khi người bệnh có:
Các bằng chứng khoa học còn cho thấy, placebo effect có tác dụng khác nhau với các bệnh lý khác nhau. Hiệu ứng này sẽ có hiệu quả cao hơn với các bệnh tâm thần kinh, một số triệu chứng cơ năng liên quan đến tim mạch như: Rối loạn nhịp tim, huyết áp, đánh trống ngực,… Cần lưu ý, hiệu ứng này không thể điều trị bệnh tật dứt điểm mà chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh.
Ngoài việc placebo tác động khác nhau đối với các bệnh lý khác nhau, cũng có những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của placebo như:
Có quan điểm cho rằng, khi áp dụng hiệu ứng placebo có nghĩa là bác sĩ cố tình “đánh lừa” người bệnh. Điều này làm xuất hiện những hoài nghi về tính đạo đức của hiệu ứng này ngay cả khi nó thực sự có tác động tích cực. Ngoài ra, khi giả dược “xoa dịu” các triệu chứng lâm sàng của bệnh, người bệnh sẽ tưởng rằng mình đang được điều trị đúng hướng và có hiệu quả. Điều này khiến họ trì hoãn việc điều trị bằng các loại thuốc thực sự và có thể khiến bệnh tiến triển theo thời gian.
Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng placebo effect đã được cân nhắc kỹ càng từ bác sĩ căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh. Tại các quốc gia phát triển hay đang phát triển, phương pháp này đã và đang được áp dụng một cách hiệu quả, mang đến những chuyển biến tích cực cho người bệnh. Ngoài ra, dùng giả dược gần như không gây tác dụng phụ, không lo dùng quá liều. Dùng giả dược placebo được cho là an toàn, hiệu quả, không vượt qua các quy chuẩn đạo đức.
Hiệu ứng placebo có hiệu quả và điều đó đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng thực tế. Y học thế giới coi đây là một phương pháp điều trị tâm lý tích cực, có thể phần nào thay thế cho các phương pháp điều trị y tế chính thống. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý dùng giả dược khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Placebo effect. Để biết mình có phù hợp với hiệu ứng này không, bạn cần đi khám để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Khi đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất và quyết định việc dùng giả dược hay không.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.