Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về thủ thuật đặt nội khí quản trẻ em

Ngày 26/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trẻ em khi được chỉ định phẫu thuật tai mũi họng, lồng ngực, phẫu thuật lớn hoặc khi hồi sức cấp cứu,... sẽ được tiến hành đặt nội khí quản. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các thông tin y khoa cần thiết về thủ thuật đặt nội khí quản trẻ em qua bài viết dưới đây.

Đặt nội khí quản trẻ em là thủ thuật y khoa quan trọng trong hồi sức cấp cứu. Đây là phương pháp thường được sử dụng trong các ca phẫu thuật nhằm đảm bảo hoạt động hô hấp, duy trì chức năng sống của cơ thể. Đặc biệt hơn, khi thực hiện thủ thuật này trên trẻ em cần hết sức cẩn thận và chính xác.

Đặt nội khí quản ở trẻ em

Phương pháp đặt nội khí quản được tiến hành bằng cách đưa một ống thông vào khí quản của bệnh nhân, việc này đảm bảo thông khí hít thở và hút đi dịch đờm ứ lại trong đường hô hấp.

Đặt nội khí quản là thủ thuật thường gặp trong y khoa, kỹ thuật này tương đối đơn giản, dễ tiến hành nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Khi bệnh nhân nhập viện cấp cứu, cần thực hiện thủ thuật này nhanh chóng và chính xác, không để xảy ra biến chứng do chậm khai thông đường thở cho người bệnh.

Trong một số trường hợp, đặt nội khí quản trẻ em được chỉ định khi các bé vào phòng hồi sức cấp cứu, nhằm duy trì chức năng sống cơ bản cho cơ thể.

Đặt nội khí quản trẻ em 01
Đặt nội khí quản trẻ em giúp duy trì chức năng sống cho cơ thể

Chỉ định đặt ống nội khí quản ở trẻ em

Đặt nội khí quản trẻ em giúp duy trì thông thoáng đường thở, cung cấp đầy đủ oxy cho hoạt động hô hấp của bé. Bên cạnh đó, đặt nội khí quản hỗ trợ hút đi đờm nhớt và dịch tiết từ đường hô hấp, ngăn ngừa được biến chứng hít sặc dịch tiết dạ dày, khoang miệng, cô lập phổi và giúp tạo đường dẫn cho thuốc sử dụng trong hồi sức cấp cứu.

Việc đặt nội khí quản trẻ em nên được đánh giá và cân nhắc thực hiện sớm, tránh làm tổn thương các các cơ quan cần nhu cầu oxy cao như não hoặc tim. Chỉ định đặt nội khí quản ở trẻ em rộng hơn so với người lớn, bao gồm các trường hợp dưới đây:

  • Ngưng tim – ngưng thở;
  • Suy tuần hoàn nặng;
  • Rối loạn tri giác;
  • Không đáp ứng thở oxy;
  • Bị tai nạn do ngộ độc, ngạt nước, rắn cắn (lúc này chức năng hô hấp - tuần hoàn bị suy giảm);
  • Bệnh nhân hôn mê;
  • Gây mê để phẫu thuật.

Những biến chứng có thể gặp khi đặt nội khí quản

Tai biến kỹ thuật

  • Chảy máu: Việc này là do ống nội khí quản to quá, lực đẩy ống mạnh quá gây ra chảy ở lỗ mũi, sau nền họng, thanh quản hoặc khí quản.
  • Nhiễm khuẩn: Do quá trình tiến hành vô khuẩn không tốt, gây ra trầy xước tại thành của khí quản.
  • Khi thực hiện đặt ống nội khí quản kỹ thuật kém làm ống cắm sâu vào thực quản.

Biến chứng trong khi đặt ống nội khí quản

Một số biến chứng có thể gặp khi đặt nội khí quản không đúng kỹ thuật như:

  • Đặt nhầm nội khí quản vào thực quản: Lúc này bệnh nhân không nhận được thông khí oxy từ nội khí quản để duy trì nhịp thở. Nếu không phát hiện đặt nhầm sớm, bệnh nhân có thể bị tổn thương não không hồi phục hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
  • Chấn thương: Có thể kể đến như gãy răng, rách niêm mạc môi, rách lưỡi, rách khí quản, bị tràn khí màng phổi, thủng thực quản, hút phải dịch tiết từ dạ dày vào đường hô hấp dưới,...
  • Đặt sai ống nội khí quản: Đặt ống nội khí quản quá sâu có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

Ngoài ra, còn có thể gặp một số biến chứng tại chỗ khi tiến hành đặt nội khí quản trẻ em như:

  • Dây thanh quản liệt;
  • Hình thành khối u dạng hạt trong khí quản hay trên vị trí dây thanh;
  • Khí quản dính;
  • Hít sặc;
  • Khí quản nhuyễn;
  • Hẹp thanh môn dưới;
  • Hình thành màng của thanh quản;
  • Rò rỉ đường khí quản thông với thực quản hoặc với động mạch.
Đặt nội khí quản trẻ em 02
Liệt dây thanh quản có thể là một biến chứng tại chỗ khi đặt nội khí quản

Đặt ống nội khí quản trẻ em qua đường mũi (đặt mò)

Phương pháp đặt nội khí quản trẻ em qua đường mũi (hay đặt mò) thường hay được sử dụng do dễ đặt, không cần tiến hành soi đèn thông qua thanh quản. Thêm nữa, trẻ có thể ăn uống được qua đường miệng.

Để thực hiện thủ thuật y khoa này, cần phải có sự tham gia của nhân viên y tế có chuyên môn và tay nghề vững, các bước tiến hành bao gồm:

  • Cho trẻ nằm đúng tư thế thoải mái.
  • Hút bớt đờm dãi và cho thở oxy.
  • Thực hiện kỹ thuật gây tê.
  • Ống nội khí quản được bôi dầu parafin và truyền cho bác sĩ.
  • Khi bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, điều dưỡng sẽ theo dõi sát sao nhịp thở, sắc mặt bệnh nhân để phòng tránh biến chứng ngừng hô hấp.
  • Khi đã hoàn thành đặt ống vào khí quản, theo dõi phản xạ ho, hơi thở phụt ra từ đường ống và tình trạng tăng tiết đờm của bệnh nhi.
  • Hút đờm dãi cho bé.
  • Thực hiện bóp bóng thở thông qua nội khí quản để bác sĩ đánh giá được tình trạng thông khí hai bên phổi.
  • Bơm hơi vào bóng chèn.
  • Cố định vị trí đặt ống nội khí quản.

Chăm sóc trẻ sau khi đặt nội khí quản

Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sau khi đã đặt ống nội khí quản thành công:

  • Nếu trẻ tỉnh, cần cố định tay trẻ để bé không tự rút ống ra.
  • Hút đi dịch máu ở họng và trong ống nội khí quản của trẻ
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể, huyết áp, nhịp tim và nhịp thở mỗi giờ hoặc 3 giờ/lần theo chỉ định
  • Đánh giá tình trạng cơ thể bé: Mức độ nhận thức, cơ thể tím tái (do thiếu oxy).
  • Theo dõi, kịp thời phát hiện nếu có tắc đờm trong ống nội khí quản.
Đặt nội khí quản trẻ em 03
Theo dõi thường xuyên huyết áp và nhịp tim của trẻ sau khi đặt nội khí quản

Vậy là bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn đọc về chủ đề đặt nội khí quản trẻ em, một kỹ thuật dùng trong hồi sức cấp cứu nhằm duy trì chức năng hô hấp và tuần hoàn của cơ thể. Khi trẻ em gặp các dấu hiệu bất thường về hô hấp cũng như sức khỏe tổng thể, bố mẹ cần đưa bé đi khám sớm để phát hiện và điều trị loại bỏ các nguyên nhân kịp thời, nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm