Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm thượng củng mạc là bệnh lý rất nhiều người gặp phải hiện nay. Mặc dù không ảnh hưởng đến thị lực nhưng viêm thượng củng mạc thường tái đi tái lại nhiều lần gây khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết về viêm thượng củng mạc, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn” và đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Đôi mắt cũng là nơi dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số các bệnh về mắt thường gặp, viêm thương củng mắt là tình trạng thường gặp. Đây là bệnh lý lành tính thường xảy ra ở những người trẻ, trong đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn. Dù tỷ lệ mắc viêm thượng củng mạc khá cao nhưng vẫn có nhiều người chưa biết đến căn bệnh này. Việc nắm vững kiến thức về cách nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị viêm thượng củng mạc sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng bệnh.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về củng mạc trong cấu tạo của mắt. Củng mạc chính là lớp ngoài cùng màu trắng được tạo nên từ nhiều lớp xơ dày đan chéo nhau. Đây chính là bộ phận có chức năng bảo vệ mắt khỏi sự tác động từ bên ngoài. Theo đó, màng mạch mỏng giữ củng mạc và kết mạc của mắt chính là thượng củng mạc.
Viêm thượng củng mạc là tình trạng viêm xảy ra ở thượng củng mạc. Các mạch máu nhỏ ở thượng củng mạc bị viêm khiến mắt bị đỏ tương tự với triệu chứng của bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ). Điểm khác biệt giữa 2 bệnh lý này chính là viêm thượng củng mạc chỉ gây đỏ mắt mà không tiết dịch. Ngoài ra, chúng ta có thể phân biệt viêm thượng củng mạc với viêm củng mạc nhờ dấu hiệu không có sợ ánh sáng và không gây đau.
Bệnh lý này có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt và chủ yếu xảy ra ở người trẻ tuổi, đặc biệt là nữ giới. Viêm thượng củng mạc là bệnh viêm lành tính đặc trưng bởi tình trạng phù và thâm nhiễm tế bào của tổ chức thượng củng mạc. Hầu hết các trường hợp viêm thượng củng mạc có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng cũng rất dễ tái phát.
Viêm thượng củng mạc được phân loại thành 2 dạng khác nhau về vị trí tổn thương, thời điểm xuất hiện triệu chứng và quá trình tiến triển trên lâm sàng:
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu xác định được nguyên nhân gây ra bệnh viêm thượng củng mạc. Hầu hết các trường hợp người bệnh viêm thượng củng mạc đều không có nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bị viêm thượng củng mạc có liên quan đến các bệnh lý toàn thân thường gặp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout, bệnh lupus hệ thống, bệnh zona, bệnh Crohn, bệnh giang mai,... Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra viêm thượng củng mạc như chấn thương, sử dụng thuốc topiramate và pamidronate,...
Bên cạnh đó, viêm thượng củng mạc có thể do một số yếu tố nguy cơ như:
Viêm thượng củng mạc thường khởi phát cấp tính ở một hoặc hai mắt. Các dấu hiệu điển hình ở người bị viêm thượng củng mạc gồm:
Viêm thượng củng mạc gây ra rất nhiều triệu chứng nhưng chúng đều không ảnh hưởng đến thị lực mà chỉ khiến người bệnh khó chịu. Một số trường hợp các triệu chứng ở mức độ nặng cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm thượng củng mạc, người bệnh cần đến các bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Trường hợp viêm thượng củng mạc đơn thuần thường có thể tự khỏi mà không để lại di chứng. Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó chịu như nước mắt nhân tạo, chườm lạnh, đeo kính râm khi đi ngoài trời.
Nếu người bệnh yêu cầu điều trị vì lý do công việc hay các trường hợp viêm thượng củng mạc nốt, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ mắt, thuốc chống viêm không steroid. Các loại thuốc này có thể được chỉ định sử dụng ở dạng viên uống hoặc dạng kem để bôi lên mắt. Người bệnh có thể phải sử dụng liên tục trong 6 tháng sau đó giảm dần liều lượng và kết hợp theo dõi để tránh tình trạng tái phát. Ngoài ra, nếu người bệnh có bệnh lý kèm theo thì cần điều trị phối hợp.
Viêm thượng củng mạc rất hiếm khi phải điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được thực hiện nếu viêm củng mạc hoại tử tiến triển dọa thủng hoặc thủng nhãn cầu. Vật liệu được dùng thay thế cho củng mạc có thể lấy từ củng mạc của mắt còn lại hoặc từ màng xương.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm thượng củng mạc. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm thượng củng mạc này. Qua đó, bạn sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc đôi mắt, đồng thời có biện pháp phòng ngừa và xử trí đúng cách khi bị viêm thượng củng mạc.
Xem thêm: Tìm hiểu phương pháp phẫu thuật cắt mộng mắt và cách chăm sóc
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.