Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng. Bệnh lao có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị theo phác đồ, bệnh lao vẫn có thể được chữa khỏi. Để xác định chính xác một người có mắc bệnh lao hay không cần tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau, trong đó bao gồm xét nghiệm tiêm dưới da chẩn đoán bệnh lao.
Bệnh lao và điều trị bệnh lao đã từng là những khó khăn của y học. Thật may mắn, sau nhiều nghiên cứu thì hiện nay bệnh lao đã có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị. Triệu chứng ban đầu của lao khiến người ta dễ nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác, khi triệu chứng trở nên rõ ràng hơn thì đã bước sang giai đoạn cuối gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị. Xét nghiệm tiêm dưới da chẩn đoán bệnh lao là một trong những xét nghiệm mà người bệnh cần phải thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu về xét nghiệm này nhé!
Lao là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis) gây ra. Đây là bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trong tổng số các bệnh lý nhiễm trùng. Người ta chia lao thành hai nhóm bệnh gồm lao phổi và lao ngoài phổi. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, tuy nhiên lao phổi là thể bệnh phổ biến nhất, chiếm từ 80 - 85% trong tổng số ca mắc bệnh lao và đây cũng chính là nguồn lây chính cho cộng đồng.
Bệnh lao có thể lây lan và phát tán ra bên ngoài thông qua đường hô hấp. Các giọt bắn từ người bệnh trong lúc ho, nói chuyện, hắt hơi… có thể sẽ phát tán nguồn bệnh và truyền nhiễm cho những người vô tình hít phải. Vi khuẩn lao không nằm cố định trong phổi, thông qua hệ thống mạch máu hoặc bạch huyết, chúng có thể di chuyển đến các tạng khác trong cơ thể rồi gây bệnh ở nhiều vị trí khác.
Trong thời gian đầu, bệnh hầu như không biểu hiện thành các triệu chứng rõ ràng, hay đôi khi chỉ đơn giản là ho, điều này dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác. Khi lao biểu hiện thành các triệu chứng cụ thể thì lúc này người bệnh đã bước sang giai đoạn cuối, gặp nhiều khó khăn trong điều trị.
Xét nghiệm tiêm dưới da được dùng trong chẩn đoán bệnh lao hay còn được gọi là thử nghiệm Mantoux, là kỹ thuật được sử dụng để kiểm tra liệu rằng trước đó người bệnh có từng tiếp xúc với vi khuẩn lao hay không. Xét nghiệm này dựa trên phản ứng của hệ miễn dịch người bệnh với vi khuẩn lao.
Để tiến hành xét nghiệm này, người bệnh sẽ được tiêm một lượng rất nhỏ kháng nguyên (Tuberculin của vi khuẩn lao) vào cánh tay. Nếu người bệnh đã từng tiếp xúc với vi khuẩn lao, trên da của người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các phản ứng với kháng nguyên như sưng, đỏ, đau tại vị trí tiêm. Thời gian để xuất hiện các phản ứng này thường là sau 2 ngày tiêm. Đây là một trong những xét nghiệm được đánh giá cao về khả năng phát hiện sự nhiễm trùng.
Thông thường, xét nghiệm này sẽ được thực hiện khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng, đồng thời các xét nghiệm khác cũng chỉ ra rằng người bệnh có thể mắc lao. Xét nghiệm này sẽ giúp người bệnh chẩn đoán xác định mắc bệnh lao, tuy nhiên lại không thể xác định được thời gian nhiễm khuẩn cũng như tình trạng của vi khuẩn lao là đang hoạt động hay không hoạt động, có thể truyền bệnh cho những người tiếp xúc gần hay không…
Các đối tượng thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm tiêm dưới da bao gồm:
Sau khoảng 2 ngày thực hiện test dưới da, người bệnh sẽ quay lại nơi thực hiện để các bác sĩ kiểm tra kết quả. Kết quả sẽ dựa trên kích thước của vùng sưng, cứng, nhô lên, nguy cơ cũng như diễn tiến của bệnh.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, xét nghiệm tiêm dưới da dương tính không có nghĩa là bạn bị nhiễm lao (đang hoạt động).
Đối với thử nghiệm Mantoux, bác sĩ sẽ cho bạn sẽ ngồi và đưa cánh tay của bạn lên cao. Vùng da được tiến hành xét nghiệm được làm sạch và để khô. Bạn sẽ được tiêm kháng nguyên TB (Tuberculin tinh chế, hay PPD) ở lớp dưới da. Chất này sẽ tạo thành một vết sưng nhỏ trên da của bạn. Vùng xung quanh vùng da tiến hành nghiệm có thể sẽ được bác sĩ khoanh tròn bằng bút để đánh dấu. Bác sĩ sẽ không băng vết kim chích lại để theo dõi vùng tiêm của bạn.
Bên cạnh xét nghiệm tiêm dưới da, người bệnh có thể được chỉ định thêm một số xét nghiệm khác.
Mục đích của xét nghiệm IGRAs đó là đo phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn lao gây bệnh. Xét nghiệm này thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh đã từng tiêm chủng vắc xin phòng lao (Bacille Calmette–Guerin) hoặc những người khó có thể tuân thủ thời gian thực hiện xét nghiệm tiêm dưới da.
Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định chụp CT hoặc X-quang phổi nếu kết quả test dưới da là dương tính. Dựa trên ảnh chụp, bác sĩ sẽ thấy được các đốm trắng và những thay đổi của phổi dưới tác động của vi khuẩn lao hoạt động.
Xét nghiệm đàm sẽ được chỉ định sau khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lao thông qua ảnh chụp X-quang. Mẫu đàm sẽ giúp thực hiện xét nghiệm vi khuẩn lao cũng như kiểm tra tình trạng kháng thuốc. Thời gian để hoàn thành xét nghiệm này sẽ mất khoảng 4 - 8 tuần.
Xét nghiệm tiêm dưới da chẩn đoán bệnh lao là xét nghiệm quen thuộc thường được chỉ định thực hiện khi có sự nghi ngờ mắc bệnh lao, là nền tảng để thực hiện các xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán xác định bệnh. Phát hiện sớm lao thông qua các xét nghiệm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và lựa chọn đúng phác đồ để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.