Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhau thai là cơ quan nối bào tử đang phát triển với thành tử cung, được hình thành ngay từ lúc trứng thụ tinh. Tùy vào từng thai phụ, nhau thai sẽ nằm ở các vị trí khác nhau. Trường hợp nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào và liệu có nguy hiểm không?
Nhau thai đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có nhiệm vụ truyền dinh dưỡng và oxy giúp duy trình sự sống thai nhi trong 9 tháng. Khi đi siêu âm kiểm tra, bác sĩ kết luận vị trí nhau thai bám mặt trước. Và bạn không biết nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp toàn bộ thắc mắc!
Các mẹ bầu thường nghe tới việc “nhau thai bám mặt trước” khi đi siêu âm. Vậy nhau thai bám mặt trước là gì? Liệu nhau thai bám mặt trước có an toàn cho thai nhi?
Nhau thai là bộ phận có màu đỏ, hình tròn, nối thai nhi với thành tử cung qua dây rốn. Nhau thai hay còn có tên gọi khác như rau nhau, bánh nhau hoặc bánh rau. Nhau thai có vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ:
Tùy vào từng mẹ bầu mà nhau thai sẽ ở vị trí khác nhau. Khi đi siêu âm thường có 4 vị trí nhau thai như sau:
Thông thường, từ khoảng tuần 11 – 12 của thai kỳ, các bác sĩ sử dụng đầu dò âm đạo để siêu âm thì có thể thấy được hình ảnh nhau thai.
Nhau thai bám mặt trước là tình trạng nhau thai nằm ở phía trước thành tử cung. Đa số nhau thai nằm ở phần trên tử cung ngay khi trứng được thụ tinh. Để biết chính xác vị trí nhau bám mặt trước, mẹ nên đi tới bác sĩ để thăm khám, siêu âm.
Trường hợp nhau thai nằm ở vị trí bám mặt trước khá an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, vẫn có một số ít tình trạng nhau thai bám thấp có thể gây nguy hiểm. Do đó, mẹ thường phải thăm khám thường xuyên trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Từ tuần 32 đến 36, các bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra vị trí bám của nhau thai. Bầu nhau thai bám mặt trước cơ bản không ảnh hưởng đến bé. Các mẹ bầu mang thai nhau bám mặt trước có trọng lượng em bé thường nặng hơn so với bình thường.
Trường hợp nhau thai bám mặt trước về cơ bản không gây ra mối nguy hiểm nào cho em bé. Tuy nhiên, các biến chứng mẹ bầu dễ gặp nếu không chú ý sẽ xảy ra như tình trạng huyết áp cao, tiểu đường hoặc bé tăng trưởng chậm.
Theo nghiên cứu, những mẹ bầu có nhóm máu O sẽ dễ gặp tình trạng nhau thai bám mặt trước cao hơn. Đặc biệt, vào giai đoạn gần sinh, những cơn đau đẻ sẽ đau dữ dội hơn và mẹ có thể phải sinh mổ. Đôi lúc các mẹ cũng sẽ dễ gặp một số vấn đề sau:
Tư thế ngủ trong thời gian thụ thai cũng tác động một phần đến vị trí bám của nhau thai. Vậy nhau bám mặt trước thì nên nằm như thế nào? Liệu có khuyến cáo khoa học nào cho các mẹ không?
Trên thực tế, chưa có quy định hay yêu cầu nào về tư thế ngủ cho mẹ bầu nhau thai bám mặt trước. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn đối với cả nhau thai bám mặt trước và mặt sau. Khi nằm nghiêng, áp lực lên tử cung sẽ giảm đáng kể giúp mẹ bầu dễ dàng hô hấp hơn.
Đặc biệt, khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, bụng to hơn nên sẽ dễ bị chuột rút hoặc phù nề chân. Khi ngủ, các mẹ bầu nên sử dụng thêm gối mềm kê chân cao và gối đầu cao. Tình trạng phù nề khi đó sẽ bớt đi và máu lưu thông trong cơ thể cũng tốt hơn. Hoặc mẹ bầu sử dụng thêm gối dài để chèn thêm vào phần lưng, bụng để ngủ sâu giấc hơn.
Sau khi siêu âm, nhiều mẹ được trả kết quả là nhau thai bám mặt trước. Song song với câu hỏi nhau thai bám mặt trước nên nằm như thế nào là nỗi lo vị trí này có ảnh hưởng gì không? Vậy các mẹ cần lưu ý những gì khi bầu nhau thai bám mặt trước? Dưới đây là một số chỉ dẫn của bác sĩ cho các mẹ mang bầu nhau thai bám mặt trước:
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Các mẹ hãy thường xuyên thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Theo dõi thêm các bài viết tiếp theo để có kiến thức đầy đủ về chăm sóc thai kỳ các mẹ nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.