Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Ngày 24/03/2023
Kích thước chữ

Nhiều mẹ bầu khi đi siêu âm thai được chẩn đoán rau thai bám mặt trước nên khá lo lắng. Các mẹ thắc mắc không biết rau bám mặt trước có đẻ thường được không và sẽ gặp phải vấn đề gì. Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mẹ hiểu thêm về tình trạng rau thai bám mặt trước.

Ngay từ lúc trứng thụ tinh, rau thai đã hình thành. Rau thai sau khi bám vào nội mạc tử cung sẽ đóng vai trò là phương tiện truyền dinh dưỡng cũng như oxy từ máu mẹ cho thai nhi. Chính vì thế, rau thai hết sức quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, giúp em bé duy trì sự sống suốt thai kỳ. Có nhiều vấn đề mà mẹ có thể gặp phải với rau thai, một trong số đó là rau bám mặt trước. Vậy rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức về tình trạng rau thai và những điều cần lưu ý khi rau bám mặt trước.

Tình trạng rau thai bám mặt trước là gì?

Nhau thai hay rau thai là một trong những bộ phần quan trọng đóng vai trò thiết yếu nuôi dưỡng bào thai. Nó làm nhiệm vụ vận chuyển dưỡng chất và oxy cho thai nhi, đồng thời đào thải những chất thải từ thai nhi. Ngoài ra, rau thai còn góp phần bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Nó tiết ra các hormone nữ nhằm ngăn chặn những cơn co thắt tử cung xảy ra khi chưa đến ngày dự sinh.

Rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?1Rau bám mặt trước là tình trạng rau thai nằm ở vị trí bất thường

Vị trí nằm của nhau thai sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ. Một số vị trí thường gặp của rau thai là bám phía trên thành tử cung, bám bên trái hoặc bên phải tử cung, bám mặt sau và bám mặt trước. Vậy tình trạng rau bám mặt trước là gì?

Rau thai bám mặt trước là hiện tượng rau thai phát triển phía trước thành tử cung người mẹ. Để hiểu một cách đơn giản, rau thai nằm ngay phía trước đầu thai nhi. Khi đi siêu âm, mẹ sẽ được bác sĩ thông báo tình trạng vị trí rau bám này. Rau bám mặt trước được chia thành 3 nhóm bao gồm:

  • Rau thai trước nhóm 1: Rau thai bám ở đáy tử cung.
  • Rau thai trước nhóm 2: Rau thai bám ở bờ dưới qua nửa dưới thân tử cung.
  • Rau thai trước nhóm 3: Rau thai bám thấp hoặc rau tiền đạo. Thông thường, bào thai trên 20 tuần mới có thể xác định được tình trạng này.

Khi được bác sĩ chẩn đoán rau thai bám mặt trước cả 3 nhóm thì mẹ cần định kỳ thăm khám đầy đủ. Điều này giúp mẹ biết được tình trạng này ảnh hưởng gì đến sức khỏe của hai mẹ con để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Tình trạng rau bám mặt trước có đẻ thường được không?

Khi bị rau bám mặt trước thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cử động của bé yêu chậm hơn so với tình trạng mang thai bình thường. Nếu rau thai bình thường, thai phụ sẽ cảm nhận được các cử động của bé rõ ràng ở tuần thai thứ 22.

Trong khi đó, mẹ bị nhau bám mặt trước sẽ cảm nhận được cử động của bé vào tuần thứ 24. Sau thời gian này, nếu phụ nữ mang thai vẫn không cảm nhận được thai máy thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được siêu âm, thăm khám.

Rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết rau bám mặt trước có đẻ thường được không

Vì rau bám mặt trước khiến mẹ bầu cảm nhận em bé cử động muộn hơn các vị trí nhau bám bình thường nên các mẹ thường khá lo lắng không biết có sinh thường được không. Nếu thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh trong bụng, mẹ không cần quá lo lắng việc sinh nở. Thực tế thì việc dựa vào vị trí bám của rau thai để chỉ định phương pháp sinh cho mẹ bầu chỉ đóng vai trò thứ yếu. Việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

Trong trường hợp rau thai bám mặt trước chặn ngay cổ tử cung khiến đường sinh thường bị cản trở thì mẹ hoàn toàn không có khả năng được chỉ định sinh thường. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ mổ lấy thai. Thai phụ cũng không nên quá sợ hãi nếu rơi vào tình huống này để không ảnh hưởng đến tâm lý bản thân và em bé.

Để biết được chính xác và đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con, bạn vẫn cần đi khám thai định kỳ. Tùy thuộc vào thể trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định mẹ dùng phương pháp sinh phù hợp.

Vấn đề mẹ có thể gặp khi rau bám mặt trước

Khi bị rau bám mặt trước, thai phụ có thể gặp một số vấn đề bao gồm:

  • Khó khăn trong quá trình cảm nhận các cử động của thai nhi: Rau bám mặt trước khiến em bé và tử cung bị ngăn cách, mẹ không thể cảm nhận được thai máy. Thậm chí, khi đã vào tam cá nguyệt thứ hai, mẹ cũng không cảm nhận được em bé đạp.
  • Khó nghe được tim thai: Bánh rau bám ở vị trí không thuận lợi sẽ khiến việc thăm khám khó nghe được nhịp tim thai. Tuy nhiên, tình trạng này không gây trở ngại trong việc siêu âm, xác định giới tính thai nhi.
  • Cản trở các thủ thuật y khoa: Nếu em bé bị ngôi ngược thì tình trạng này sẽ gây trở ngại trong quá trình đưa em bé ra ngoài.
Rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?Rau bám mặt trước gây khó khăn trong việc đo nhịp tim thai

Từ tuần thai thứ 32 đến 36, bác sĩ sản khoa sẽ dùng phương pháp siêu âm thai để theo dõi tử cung, kiểm tra vị trí bám của bánh rau. Rau thai bám mặt trước được đánh giá là an toàn nếu bánh rau trở về đúng vị trí ở giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu từ tuần 33 đến 34, nhau thai không di chuyển lên trên mà vẫn bám thấp ở tử cung thì sẽ dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ siêu âm nhằm xác định lại vị trí em bé, bánh nhau và mẹ sẽ có thể được chỉ định sinh mổ.

Lưu ý cho mẹ bầu bị rau thai bám mặt trước

Bác sĩ sẽ quyết định cho mẹ sinh mổ hay sinh thường tùy thuộc vào sức khỏe mẹ bầu, vị trí rau thai trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Mặc dù vậy, để giúp tăng cường sức khỏe thai kỳ, thai phụ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đi khám thai định kỳ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không vận động nhiều và quá sức.
  • Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đa dạng các loại thực phẩm cho bà bầu. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, mẹ khỏe mạnh hơn, hạn chế gặp phải những dấu hiệu bất thường khi mang thai.
  • Xây dựng kế hoạch ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi lành mạnh, vận động vừa sức.
  • Hạn chế các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn.
  • Tiêu thụ nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tăng cường bổ sung các vi chất dinh dưỡng như acid folic, sắt, kẽm, canxi dưới dạng hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu.
Rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì?Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hợp lý khi bị rau bám mặt trước

Rau bám mặt trước sẽ khiến những cơn đau đẻ tăng lên. Đây cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến chuyển dạ chậm với từng cơn đau đớn và khó chịu phần thắt lưng khi mẹ sinh nở. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có được lời giải đáp xoay quanh vấn đề rau bám mặt trước có đẻ thường được không. Thai phụ hãy thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của hai mẹ con và ăn uống đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Sinh conMang thai