Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tình trạng thiếu sắt ở trẻ em và cách giúp trẻ khắc phục

Ngày 09/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tình trạng trẻ thiếu sắt tại Việt Nam không phải là một tình trạng hiếm gặp. Sắt là chất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, thiếu sắt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể trẻ.

Thiếu sắt thông thường sẽ gây nên tình trạng thiếu máu ở trẻ em. Nguyên nhân thiếu sắt thường là do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo hoặc mắc các bệnh lý, mắc giun sán. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách để khắc phục, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Hậu quả của việc thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt chính là hậu quả lớn nhất của việc thiếu sắt, ngoài ra, thiếu máu còn có thể gây ra những hậu quả đáng kể khác cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Tình trạng thiếu sắt ở trẻ em và cách giúp trẻ khắc phục1
Thiếu sắt sẽ gây nhiều tác động xấu lên sức khỏe của trẻ

Dưới đây là một số các tác động khác do thiếu sắt ảnh hưởng đến cơ thể trẻ:

  • Chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng: Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm chậm sự phát triển của trẻ, gây ra chậm tăng cân.
  • Sự phát triển tâm thần bị chậm: Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt thường có thể trở nên kích động, mệt mỏi và khả năng hoạt động giảm đi. Sự phát triển tinh thần và tương tác xã hội cũng có thể chậm lại.
  • Tác động đến hệ thống tim mạch: Thiếu sắt có thể làm tăng nhịp tim, làm tim hoạt động không hiệu quả, gây ra tình trạng suy tim.
  • Ảnh hưởng đến hệ cơ xương: Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt thường có thể gặp khó khăn trong việc luyện tập, giảm bền bỉ trong các hoạt động và có thể thấy thay đổi trong cấu trúc xương trên hình ảnh X-quang.
  • Mất sức đề kháng: Hệ thống miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng khi thiếu sắt, làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Biến đổi tế bào hồng cầu: Thiếu sắt có thể gây ra tình trạng giảm số lượng và chất lượng hồng cầu, dẫn đến tình trạng suy hồng cầu, tăng sự tự phân hủy của hồng cầu và hình thành các tế bào không hoàn chỉnh.

Việc đảm bảo cung cấp đủ sắt từ chế độ ăn uống và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt cùng các tác động không mong muốn từ việc thiếu sắt đối với sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu sắt

Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề quan trọng, vì sắt là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Trẻ em bị thiếu sắt sẽ có nhiều các biểu hiện khác nhau.

Tình trạng thiếu sắt ở trẻ em và cách giúp trẻ khắc phục2
Biểu hiện thiếu sắt ở trẻ em rất đa dạng

Biểu hiện thiếu sắt ở trẻ em:

  • Mệt mỏi và buồn ngủ: Trẻ em thiếu sắt có thể trở nên mệt mỏi một cách dễ dàng và cảm thấy buồn ngủ suốt ngày.
  • Da nhợt nhạt: Một biểu hiện rất phổ biến của thiếu sắt là da trở nên nhợt nhạt hoặc mất màu.
  • Rối loạn tâm trạng: Thiếu sắt có thể gây ra các vấn đề tâm lý như cáu gắt, rối loạn tăng động và khó tập trung.
  • Giảm khả năng miễn dịch: Thiếu sắt có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của trẻ, làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng.
  • Sự phát triển thể chất chậm: Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ, khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu trên, phụ huynh hãy lập tức đưa con đi thăm khám để các bác sĩ có thể đưa ra các chẩn đoán đúng về thể trạng của con trẻ. Từ đó có những cách giúp trẻ khắc phục bệnh trạng.

Cách giúp trẻ bổ sung sắt

Phụ huynh cần nhớ, việc bổ sung sắt cho trẻ cần được thực hiện một cách cẩn thận và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Dưới đây là một số cách để bổ sung sắt cho trẻ:

Chế độ ăn uống giàu sắt

Cách tốt nhất để cung cấp sắt cho trẻ là thông qua chế độ ăn uống giàu sắt. Một số nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, gan, thịt gia cầm, cá, đậu hũ, các loại hạt, lúa mạch, bột mì nguyên cám và rau xanh.

Kết hợp thực phẩm giàu vitamin C

Các thực phẩm giàu vitamin C đóng vai trò rất quan trọng. Sự kết hợp thực phẩm giàu vitamin C (như cam, chanh, dứa, kiwi,...) với thực phẩm giàu sắt sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm.

Sản phẩm sắt bổ sung

Nếu bác sĩ khuyên bạn sử dụng sản phẩm sắt bổ sung, hãy tuân thủ hướng dẫn của họ về liều lượng và cách sử dụng. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ và các chuyên gia để sử dụng thêm cho trẻ siro Fer + Multi Hatro

Siro Fer + Multi Hatro với các thành phần chính như kẽm gluconat, vitamin B6, vitamin B1, vitamin B2, acid folic, vitamin B12, Lipofer Na Dispersible,... không chỉ giúp trẻ khắc phục tình trạng thiếu sắt mà còn giúp bổ sung thêm cho trẻ các vitamin nhóm B rất có lợi cho sức khỏe tổng thể của trẻ. Sản phẩm có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi đang rơi vào tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

Tình trạng thiếu sắt ở trẻ em và cách giúp trẻ khắc phục3
Siro Fer + Multi Hatro sẽ bổ sung sắt và vitamin nhóm B cho cơ thể trẻ, cải thiện tình trạng thiếu sắt

Cần lưu ý gì khi bổ sung sắt cho trẻ?

Việc bổ sung sắt không thể thực hiện mà không có sự đảm bảo hay tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ hay người có chuyên môn. Chính vì thế khi bổ sung sắt cho con trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Theo dõi thể trạng: Theo dõi cẩn thận thể trạng sức khỏe của trẻ sau khi bắt đầu sử dụng sản phẩm sắt bổ sung là rất cần thiết. Cần ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kì biểu hiện bất thường nào.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng: Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho con em mình sử dụng sản phẩm bổ sung dưỡng chất. Dựa trên tình trạng sức khỏe và tình trạng sắt của trẻ, họ có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp.

Việc bổ sung sắt cho trẻ nên được thực hiện dưới sự giám sát của chuyên gia y tế để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ sắt mà không gây ra nguy cơ tác động không mong muốn. Nếu còn những thắc mắc về Siro Fer + Multi Hatro, đội ngũ dược sĩ với kinh nghiệm dày dặn của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp phụ huynh giải đáp và tư vấn những gì phù hợp nhất cho thể trạng của con trẻ. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm