Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khớp vai là khớp lớn nhất trên cơ thể con người và là một trong những khớp hoạt động nhiều nhất. Do đó, vai cũng dễ gặp các chấn thương như trật khớp. Vậy trật khớp vai bao lâu thì khỏi và cách điều trị như thế nào, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Trật khớp vai là chấn thương thường gặp ở thanh niên, gây đau nhức và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, chấn thương này có thể dẫn đến các biến chứng như hạn chế tầm vận động của vai, trật khớp xảy ra lặp đi lặp lại, thậm chí cứng khớp vai, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, việc làm và chất lượng cuộc sống.
Khớp vai là khớp phát cho mọi hoạt động chi trên, đảm bảo sự khéo léo, linh hoạt khi cầm, nắm, ném, giữ thăng bằng và các vận động khác. Tuy có hệ thống bao khớp lỏng lẻo nhưng khớp vai có hệ thống gân gia cố, tăng cường nên nó có sức mạnh để thực hiện các vận động trong cuộc sống hàng ngày.
Trật khớp vai xảy ra khi đầu của xương bả vai bị trật ra khỏi ổ chảo, gây rách dây chằng và sụn thành bao bọc khớp, gây co, gãy ở ổ chảo hoặc xương cánh tay. Khớp vai là khớp dễ bị trật nhất trên cơ thể con người, thường xảy ra khi bị va đập mạnh vào vai, ngã đập tay, chấn thương trực tiếp vào vai hoặc chấn thương nhẹ lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình hoạt động hằng ngày.
Thông thường, thời gian để treật khớp khỏi hoàn toàn sẽ mất khoảng 12 đến 16 tuần. Sau khoảng 3 tháng điều trị, người bệnh có thể bắt đầu vận động khớp nhẹ nhàng với cường độ vừa phải. Trong vài tuần tới, biên độ vận động của bạn sẽ được cải thiện và bạn có thể tiếp tục sinh hoạt bình thường.
Để trả lời chính xác cho câu hỏi trật khớp vai bao lâu thì khỏi, các bác sĩ cần dựa vào vị trí trật khớp và mức độ tổn thương mới cho được đáp án chính xác. Ngoài ra, thời gian hồi phục sau chấn thương vai gáy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, phương pháp điều trị, thái độ của bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh.
Tuy nhiên, nếu bị trật khớp vai kèm theo tình trạng gãy xương thì xương cần phải được nắn lại. Sau đó, bệnh nhân phải đeo dây đai bất động để hạn chế vận động khớp. Thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn, có thể cần đến khoảng nửa năm.
Trật khớp vai tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau đớn và giảm khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh này có thể để lại di chứng vĩnh viễn, làm giảm hoặc mất chức năng khớp vai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ gây trật khớp vai có thể giúp bạn dễ dàng kiểm soát và ngăn ngừa chấn thương cũng như dự toán được chính xác thời gian hồi phục khi bị trật khớp vai. Nguyên nhân của trật khớp vai có thể kể đến như sau:
Biện pháp này thường phù hợp với trường hợp trật khớp nhẹ, bác sĩ sẽ thử một số động tác nhẹ để giúp xương vai trở về vị trí ban đầu. Tùy theo mức độ sưng, đau mà người bệnh được chỉ định dùng thuốc giãn cơ hoặc an thần. Khi tác động vào xương vai, bác sĩ không cần gây mê cho bệnh nhân. Các triệu chứng đau sẽ cải thiện ngay sau khi khớp vai trở lại vị trí ban đầu.
Bác sĩ sẽ sử dụng thanh nẹp hoặc đai để giúp ổn định vai của bệnh nhân trong khoảng vài ngày đến ba tuần. Thời gian đeo nẹp hoặc bó bột tùy thuộc vào mức độ tình trạng trật khớp vai nhiều hay ít.
Sau khi tháo bỏ nẹp vai hoặc băng đeo, bệnh nhân cần thực hiện các bài tập để phục hồi khả năng vận động và sức mạnh cho khớp vai.
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và giãn cơ để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình hồi phục.
Nếu khớp vai hoặc dây chằng yếu có khả năng bị trật khớp lại mặc dù đã phục hồi chức năng, bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật. Trong một số trường hợp hiếm, người bệnh cần phải phẫu thuật nếu dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương.
Trên đây là một số thông tin về chấn thương trật khớp vai thường gặp khi sinh hoạt. Việc trật khớp vai bao lâu thì khỏi sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị. Hy vọng những kiến thức được chia sẻ bởi nhà thuốc Long Châu có thể giúp mọi người bạn nắm được cách chăm sóc và xử trí chấn thương hiệu quả và an toàn hơn.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.