Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tóm tắt các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41

Ngày 25/04/2024
Kích thước chữ

Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 được chia thành 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Mỗi giai đoạn, thai nhi lại có những thay đổi nhất định về thể chất và trí tuệ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về quá trình phát triển của thai nhi trong bài viết dưới đây nhé!

Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn, thai nhi lại có sự thay đổi nhất định. Do đó, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của thai nhi mà mẹ bầu cần phải ghi nhớ một số lưu ý. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về các vấn đề này nhé!

Quá trình thụ thai

Quá trình thụ thai chỉ xảy ra khi bao gồm 2 yếu tố cơ bản, đó là trứng và tinh trùng. Trứng được sản xuất bởi buồng trứng của người phụ nữ. Trung bình, sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ có 1 - 3 quả trứng chín và rụng. Khi trứng rụng, nó chỉ tồn tại trong khoảng 24 - 30 giờ. Do đó, để thụ thai thành công thì nó cần được kết hợp với tinh trùng trong khoảng thời gian này. Nếu trứng không được thụ tinh, nó sẽ được đưa ra ngoài cùng với máu kinh của kỳ kinh tiếp theo.

Tóm tắt các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 1
Quá trình thụ thai chỉ xảy ra khi bao gồm 2 yếu tố cơ bản, đó là trứng và tinh trùng

Khi tinh trùng và trứng gặp nhau, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra, tạo thành hợp tử. Quá trình thụ tinh thường xảy ra ở ống dẫn trứng. Sau đó, hợp tử sẽ di chuyển dần vào tử cung và làm tổ trong tử cung. Thông thường, quá trình thụ tinh sẽ mất khoảng 13 - 14 ngày.

Vậy các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 có gì đặc biệt? Mời bạn cùng tìm hiểu tiếp trong phần dưới đây.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41

Nhìn chung, các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 được chia thành 3 giai đoạn chính: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu (tuần 1 - 12)

Trong 4 - 7 tuần đầu, phôi thai hình thành và bắt đầu phát triển hệ thần kinh (gồm não và tủy sống), hình thành chồi chân tay, tim cũng dần xuất hiện và có tim thai.

Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, hệ thần kinh của thai nhi phát triển mạnh, hình thành não bộ, đầu của bé cũng dần lớn hơn. Giai đoạn này, tứ chi đã hình thành, có hình như mái chèo, các cơ quan nội tạng cũng dần hình thành và phức tạp hơn. Tai và mắt cũng phát triển dần. Tuy nhiên, đuôi vẫn còn tồn tại. Lúc này, thai nhi dài khoảng 5cm. Khoảng thời gian này, bé đã có thể thực hiện vài cử động nhỏ nhưng mẹ chưa thể cảm nhận được.

Đuôi thai sẽ biến mất vào khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ. Sang đến tuần 11 - 12, thai nhi đã có sự hình thành các bộ phận tương đối đầy đủ, cơ thể bé gần hoàn thiện hơn. Tay chân đã có thể uốn gập. Cuống rốn cũng đã hoàn chỉnh để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Thời điểm này, thai nhi lớn khá nhanh và có nhiều sự thay đổi rõ rệt, chiều dài thai khoảng 8cm và nặng khoảng 60g.

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng để ổn định phôi thai và hình thành các cơ quan quan trọng. Do đó, mẹ cần thận trọng trong giai đoạn này.

Tóm tắt các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 2
3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng khi mang thai

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa (từ tuần 13 - 27)

Từ tuần 13 đến 16, thai nhi hình thành các hệ thống xương và da. Lúc này bé đã có phản xạ mút tay. Cân nặng của thai lúc này sẽ rơi vào khoảng 150g.

Từ tuần 16 đến 20 của thai kỳ, thai nhi nặng khoảng 250g và dài khoảng 15cm. Các khớp và khung xương thai cơ bản đã hoàn thiện. Lúc này, trẻ đã biết chuyển động trong bụng mẹ và mẹ có thể cảm nhận những “cơn máy” - chuyển động của con trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, trong giai đoạn này, toàn thân bé bắt đầu được phủ bằng một lớp lông tơ mềm, mỏng. Các đường nét trên khuôn cũng trở nên rõ ràng hơn. Lông mi, lông mày hình thành. Móng tay, móng chân cũng dần xuất hiện.

Ngoài ra, các dây thần kinh cũng dần hình thành. Vì thế mà các giác quan của bé trở nên phát triển hơn: Vị giác, khứu giác, xúc giác, thị giác, thính giác. Trẻ có thể nghe được âm thanh bên ngoài và cảm nhận được ánh sáng bên ngoài dù chưa thể mở mắt. Do đó, mẹ có thể hát hoặc nói chuyện với bé để kích thích trí tuệ của trẻ.

Từ tuần 20 đến tuần 27, thai nhi hình thành tương đối toàn diện.Vân tay, vân chân, vị giác hình thành. Tủy sống và các tế bào máu cũng phát triển mạnh. Tóc cũng mọc nhiều hơn. Các cơ quan nội tạng cũng có thể quan sát rõ ràng hơn khi tiến hành siêu âm. Lúc này, thai nhi nặng khoảng 600 - 700g và dài khoảng 30cm.

Tóm tắt các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 3
Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần 28 đến khi sinh)

Ở tuần thứ 31, thai nhi phát triển đáng kể, chiếm nhiều không gian của tử cung. Lượng nước ối bao quanh chỉ khoảng 1.5 lít.

Thai nhi từ tuần 33 đến tuần 36 về cơ bản đã hoàn thiện. Lượng mỡ trong cơ thể tăng lên, cân nặng của trẻ tăng nhanh. Lúc này, cần nặng của thai khoảng từ 2.7 - 3kg và dài khoảng 45cm.

Từ tuần 36 đến khi sinh, trẻ đã phát triển đầy đủ và chuẩn bị sẵn sàng để chào đời. Đầu của trẻ có xu hướng quay về hướng âm đạo. Cân nặng lúc này của trẻ khoảng 3 - 3.2kg và chiều dài khoảng 50cm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chế độ ăn uống và chăm sóc của mẹ mà cân nặng và chiều cao của trẻ có thể khác nhau.

Giai đoạn này mẹ cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng vì có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Một số lưu ý dành cho mẹ trong quá trình mang thai

Khi mang thai, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Ghi nhớ thời điểm khám thaisiêu âm thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh các ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai.
  • Tránh quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì lúc này thai nhi chưa ổn định.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai.
Tóm tắt các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 4
Một số lưu ý dành cho mẹ trong quá trình mang thai

Tóm lại, các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1 - 41 được chia thành 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn, thai nhi lại có những thay đổi nhất định về trí tuệ, cấu tạo cơ thể, cân nặng và chiều cao. Do đó, với mỗi giai đoạn, mẹ cần ghi nhớ những lưu ý cần thiết để bảo vệ sức khỏe của của mẹ và thai. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi 33 tuần và những thay đổi của mẹ bầu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin